- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ông bố 2 con tiết lộ bí kíp dạy con ngoan ai cũng có thể áp dụng
Từ trải nghiệm cá nhân, một ông bố 2 con đã chia sẻ những bí kíp nuôi dạy con ngoan ngoãn, thành công một cách thiết thực.
Từ trải nghiệm cá nhân, một ông bố 2 con đã chia sẻ những bí kíp nuôi dạy con ngoan ngoãn, thành công một cách thiết thực.
Làm thế nào để nuôi dạy con nên người luôn là nỗi trăn trở của hầu hết các bậc làm cha mẹ. Hiện nay, có rất nhiều cách nuôi dạy con: kiểu Nhật, kiểu Mỹ, kiểu Đức, kiểu Do Thái… Mỗi người sẽ có cách dạy con khác nhau, cha mẹ có thể lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau để tạo nên cách dạy con riêng của riêng mình. Và nhà thiết kế Nikita Ivanov đã tiết lộ 10 bí quyết giúp ông nuôi dạy hai người con ngoan ngoãn, thành công thông qua bộ tranh được trang Brightside vẽ minh họa.
1. Cho phép trẻ được tự do trong khuôn khổ
Cha mẹ đừng trói buộc trẻ trong một vòng tròn mang tên là quan tâm. Đừng để mọi ước mơ, hành động, trí tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ đều phải chịu sự kiểm soát và cho phép từ cha mẹ. Hãy xây dựng tự do cá nhân của trẻ trong một khuôn khổ rõ ràng và đơn giản nhất. Khi trẻ học được một điều gì mới, hãy để trẻ được tự mình trải nghiệm một cách tự do.
2. Thông báo hình phạt cho trẻ
Cha mẹ nên thông báo các hình phạt cho trẻ biết trước, để tránh trường hợp trẻ bỡ ngỡ, phản kháng lại. Trong trường hợp vi phạm thì trẻ cũng sẽ tự biết mình sẽ bị phạt như thế nào để chuẩn bị tâm lý.
Một mối quan hệ nhân quả “nếu…thì” không rõ ràng sẽ làm cả trẻ và cha mẹ trở nên căng thẳng.Trẻ sẽ quấy khóc hay tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình, còn cha mẹ thấy mình bất lực hoàn toàn trước những chiêu trò của con.
3. Thống nhất cách nuôi dạy con của cả bố lẫn mẹ
Cha mẹ nên thống nhất ý kiến với nhau. Đừng để “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, trẻ sẽ bối rối không biết phải nghe theo ai, hoặc trẻ sẽ chỉ nghe theo người nào có lợi cho mình. Nếu mẹ đang phạt trẻ thì cha không nên can thiệp vào. Điều này không có nghĩa là cha không yêu trẻ mà chỉ để trẻ hiểu rằng sẽ chẳng ai bênh nếu trẻ có hành vi sai trái.
4. Không bao giờ bắt con đầu phải nhường nhịn em
Lên chức anh chị trong nhà có nghĩa là trẻ có thêm cơ hội để trải nghiệm những điều mới, chứ không phải là trẻ sẽ có thêm những nhiệm vụ mới. Đừng bao giờ nói với trẻ rằng “vì con là anh/chị, con lớn hơn em nên con phải nhường em”. Trẻ sẽ hiểu ý của cha mẹ thông qua câu nói đó là mình không có gì cả, cái gì cũng phải nhường em, từ đó làm hỏng mối quan hệ anh-chị-em trong nhà. Trẻ không có nghĩa vụ phải nhường em vì việc ra đời trước không phải là lựa chọn của chúng.
5. Không la hét, quát mắng trước mặt trẻ
Trẻ em là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ. Cha mẹ nóng tính, hay la hét thì trẻ cũng sẽ nóng tính và hay quát nạt người khác, vì trẻ sẽ sao chép hành vi của người lớn. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc mọi việc trước khi hành xử, từ lời ăn tiếng nói đến hành động.
6. Nói không với việc dọa nạt trẻ
Không bao giờ được dọa trẻ, dù vì bất cứ lý do gì. Hãy quên đi những câu nói theo kiểu "mẹ sẽ không yêu con", hoặc "kêu chú công an đến bắt con", hay “ông ba bị ở ngoài đó đó”. Những thứ này sẽ phá hỏng tâm trí trẻ.
7. Không bao giờ so sánh con mình với con người khác
Việc so sánh này sẽ phá vỡ sự tự tin trong trẻ. Tốt nhất, cha mẹ đừng nên đặt kỳ vọng quá cao, để rồi, trẻ không làm được thì thất vọng tràn trề. Bởi mỗi người sẽ có từng điểm mạnh yếu khác nhau, cha mẹ chỉ nên động viên trẻ làm tốt trong khả năng của trẻ.
8. Hãy để trẻ được lựa chọn
Cho trẻ được lựa chọn và dạy trẻ cách lắng nghe những mong muốn của mình là cách để tạo ra một người thành công. Những đứa trẻ không được hỏi điều chúng muốn, và không được quyền lựa chọn lớn lên sẽ trở thành một người không quyết đoán và thiếu sự hài lòng. Trong khi những đứa trẻ được quyền chọn lựa lại có thể lập kế hoạch với hầu hết mọi chuyện: từ việc ăn sáng với món gì, xem phim gì, mặc bộ quần áo nào đến việc lên kế hoạch cho cuối tuần.
9. Dành thời gian chơi với con
Trẻ em không bao giờ thích chơi một mình. Đó là sự thật. Vì vậy, đừng bỏ mặc trẻ bơ vơ trong khoảng thời gian ở cùng cha mẹ. Để trẻ hứng thú với một việc gì đó, cha mẹ nên truyền cảm hứng cho trẻ bằng cách cùng làm với trẻ.
10. Yêu con vô điều kiện
Tình yêu vốn không cần lý do hay điều kiện. Đặc biệt, tình mẫu tử, tình cảm gia đình thì lại càng không cần những thứ ấy. Thế nên, cho dù, con là đứa trẻ hư hay ngoan, sau này con thành công hay thất bại thì cha mẹ vẫn mãi mãi yêu con.
Theo Trí thức trẻ