- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quy trình 2 bước xử lý trẻ mắc lỗi giúp con ngoan mà bố mẹ nhàn
Khi trẻ mắc lỗi, việc của cha mẹ là giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn và biết cách tự xử lý tình huống chứ không phải mắng mỏ, đánh đòn.
Time-out
hay còn gọi là "thời gian tự kiểm điểm" là một phương pháp phạt con
đang ngày càng được các phụ huynh áp dụng phổ biến. Cụ thể, mỗi lần con mắc lỗi,
bố mẹ sẽ cho trẻ ngồi một mình ở một góc nào đấy yên tĩnh để tự suy
ngẫm về lỗi của mình, bình tĩnh trở lại và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Trong
bài viết này, bác sĩ Anh Nguyễn (hiện đang công tác tại ĐH
Worcester-Anh) sẽ giúp độc giả hiểu tại sao cả bố mẹ và trẻ đều cần phải
có thời gian time out mỗi khi trẻ khóc lóc, giận dỗi, bướng bỉnh. Hơn
nữa, việc bố mẹ thay đổi cách ứng xử theo chiều hướng tích cực sẽ giúp
trẻ học hỏi được nhiều hơn là tìm cách chống đối hay thể hiện thái độ
bướng bỉnh với cha mẹ.
Giáo sư khoa tâm thần học trường Trường Đại học Dược UCLA Daniel Siegel đã đưa ra 1 khái niệm khá thú vị về 2 tầng não bộ của trẻ trong các giai đoạn phát triển. 2 tầng là cách tiếp nhận và xử lý thông tin của não bộ, nhưng với 2 không gian và thời gian khác nhau. Đa phần các bé nhỏ chỉ tiếp nhận hành vi của sự việc xảy ra với các biểu hiện như sợ hãi, cô đơn, giận dữ (tầng trệt của não bộ), nhưng trẻ chưa biết cách phân tích, suy nghĩ để giải quyết tình huống đúng (tầng hai của não bộ).
Những
bằng chứng hiện tại cho thấy: Trẻ có xu hướng cố hữu cảm xúc ở "tầng
trệt" nếu cha mẹ la mắng kiểu hổ báo, đánh và phạt đòn roi. Nhưng trẻ dễ
dàng chuyển sang giai đoạn "tầng 2" khi cha mẹ bình tĩnh, cho trẻ không
gian và thời gian time-out để tự kiểm điểm, suy ngẫm, giải thích và đưa
giải pháp thích hợp. Mọi đứa trẻ đều trải qua 2 tầng này để trưởng
thành hơn về tâm lý và nhân cách. Đừng bỏ lỡ cơ hội giúp trẻ hoàn thiện
nó càng sớm càng tốt.
Nếu cha mẹ la mắng kiểu hổ báo, đánh và phạt đòn roi, trẻ có xu hướng lưu giữ những cảm xúc sợ hãi, cô đơn, giận dữ trong não bộ.
Quy trình 2 bước giúp não bộ của trẻ học cách tự xử lý vấn đề
Khi trẻ bướng bỉnh, quăng đồ đạc, làm bể chén dĩa, đánh nhau, đây là quy trình 2 bước giúp bố mẹ xử lý vấn đề:
BƯỚC 1: Bạn hãy bình tĩnh, hít thở sâu, đếm từ 1-3. Kế đó, bạn không biểu hiện cảm xúc tức giận hay chán nản gì cả, hãy giữ thái độ nghiêm bình thường và bế bé sang 1 bên. Thiết lập đồng hồ để chuẩn bị thực hiện hình phạt time out với trẻ. Lưu ý: số phút thực hiện time out bằng với số tuổi của bé. Chẳng hạn bé nhà bạn 3 tuổi thì sẽ thực hiện time out trong vòng 3 phút.
Hình phạt time-out là bước quan trọng để trẻ có thời gian tái lập và phát triển kỹ năng não bộ ở tầng 2 là phân tích và ghi nhớ.
Hãy tạo cho bé cơ hội sửa sai bất cứ khi nào có thể.
BƯỚC 2: Áp dụng time out. Hình phạt time-out là bước quan trọng để trẻ có thời gian tái lập và phát triển kỹ năng não bộ ở tầng 2 là phân tích và ghi nhớ.
Time-out cũng quan trọng cho cả bố mẹ vì bạn sẽ có thời gian đặt ra 3 câu hỏi quan trọng:
1. Tại sao bé lại hành xử như vậy?
2. Bài học nào bạn muốn dạy bé trong tình huống này?
3. Bạn sẽ dạy bé như thế nào về bài học này là cách tốt nhất?
Kết thúc time out, hãy thông cảm và đến bên bé, nói cho bé biết tại sao và đưa giải pháp cho bài học. Trẻ đã có thời gian time-out để kỹ năng xử lý của não bộ sẵn sàng lên tầng 2, do đó việc làm của bạn lúc này sẽ rất dễ dàng, chỉ cần kiên nhẫn với tình yêu lớn.
Đừng dừng lại ở đây, hãy tạo cho bé cơ hội sửa sai bất cứ khi nào có thể. Ví dụ, 2 bé đánh nhau, không chỉ dừng lại giải thích cho bé hiểu mà hãy tạo cơ hội cho 2 bé làm việc lại cùng với nhau. Đó là quy trình mà mọi đứa trẻ đều phải rèn luyện để giúp não bộ làm việc theo cách tốt nhất.