- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự khôn ngoan trong cách giáo dục trẻ: Tôi sẵn sàng để con chịu đựng ba loại "đau khổ" này để chúng biết sống có trách nhiệm về sau!
Cha mẹ, đừng chọn sự thoải mái cho độ tuổi mà trẻ cần học cách chịu đựng!
- Cha tiến sĩ tiết lộ bí quyết nuôi 2 con vào ĐH top đầu của Mỹ: “6 nhiều, 3 mở rộng, 1 đột phá”, con không thành công cũng thành nhân!
- Nhìn cách giáo dục con của người Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ: Con gái tôi 15 tuổi chưa bao giờ hỏi giúp làm việc nhà
- Mẹ Đỗ Nhật Nam: Đừng để con nghĩ rằng, nhiệm vụ của cuộc đời chúng chỉ là làm hài lòng cha mẹ
Cha mẹ, đừng chọn sự thoải mái cho độ tuổi mà trẻ cần học cách chịu đựng!
Cha mẹ trên khắp thế gian đều là những người yêu con, luôn mong muốn con mình được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Và cha mẹ cũng là những người đi trước, là những người có tầm nhìn để biết được điều gì là tốt nhất cho con, biết cách nắn ép con làm điều gì đó đúng.
Rèn luyện con cách sống không phụ thuộc, để con biết làm những điều đúng, bởi cha mẹ sẽ không thể luôn ở bên bảo vệ, bao bọc con trong vòng tay, về lâu dài, trẻ sẽ phải tự đối mặt với mưa gió của cuộc đời mình. Chính trẻ sẽ phải trải nghiệm một số khó khăn trong cuộc sống, vấp ngã và học cách đứng lên.
Nhà tư tưởng và sử gia nổi tiếng của Trung Quốc, Hoàng Tông Hy từng nói: "Bậc cha mẹ yêu con nhưng không dạy dỗ, chẳng khác gì cha mẹ không yêu chúng. Còn nếu dạy không tốt, thì thà rằng cha mẹ không dạy". Khi đó, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái sẽ không phải là tình yêu, thậm chí còn có thể mang theo một tác động tiêu cực đến chúng. Yêu con, nhưng cũng hãy để chúng nếm trải ba loại khổ này.
Vị đắng đầu tiên: Nỗi đau của việc đọc
Cha mẹ chính là những người đi trước và có thể rèn luyện cho con thói quen đọc sách, từ từ giảng dạy cho chúng lợi ích to lớn của việc đọc.
Khi còn trẻ và không biết gì, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã nghĩ rằng học tập và nghiên cứu là việc tốn thời gian và kinh khủng nhất trên thế giới. Sau này chúng ta mới nhận ra rằng đọc sách là cách dễ dàng để đi ra cuộc sống.
Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn có kiến thức và sức mạnh của cả hàng thập kỷ, đọc một ngày có lợi một ngày. Nhưng lợi ích của việc đọc không được mọi người nhận thức sớm, và trẻ em thường là những người không biết đến điều đó. Vì vậy, cha mẹ chính là những người đi trước và có thể rèn luyện cho con thói quen đọc sách, từ từ giảng dạy cho chúng lợi ích to lớn của việc đọc.
Cha mẹ dù yêu con, xót con đến đâu, nhưng cũng hãy sẵn sàng cứng rắn để con "ăn đau". Giáo dục chúng đừng bỏ cuộc giữa chừng khi chúng lười biếng, thúc đẩy, tạo động lực cho chúng khi chúng muốn bỏ cuộc. Và, một ngày nào đó, đứa trẻ sẽ hiểu rằng sự đau khổ của việc đọc hiện nay sẽ mở ra một con đường rộng lớn để hướng dẫn bé sống cuộc sống của mình sau này.
Vị đắng thứ hai: Nỗi đau của lao động
Yêu trẻ, bắt đầu bằng việc sẵn sàng để trẻ làm việc nhà hàng ngày, có thể là những công việc nhỏ nhất, nhẹ nhất. Một số cha mẹ luôn lo con bị khổ dù chỉ một chút. Họ sợ rằng con cái họ sẽ phải chịu đựng sự miễn cưỡng khi để cho chúng làm việc. Một số cha mẹ nghĩ rằng trẻ em có gánh nặng học tập và nhiều nhiệm vụ trên lớp khác, và họ không muốn để việc nhà chiếm thời gian quý giá của chúng nữa.
Theo thời gian, đứa trẻ sẽ phát triển một thói quen xấu là cơm sẵn ăn, quần áo sẵn mặc, cuộc sống của chúng trở nên phụ thuộc và khả năng tự chăm sóc của chúng cũng sẽ yếu. Sau này khi lớn lên, chúng sẽ bị cuộc sống "đánh bại". Hãy để những đứa trẻ nhận ra rằng cuộc sống thoải mái mà chúng được hưởng bây giờ được trao đổi bởi lao động, mồ hôi của ông bà, cha mẹ chúng. Vì vậy, nếu chúng muốn một cuộc sống thoải mái về sau, chúng phải học cách lao động.
Bằng cách này, trẻ em có thể thừa hưởng những đức tính tốt của sức chịu đựng và rèn luyện khả năng chống lại khó khăn, thất bại trong cuộc sống.
Vị đắng thứ ba: Cay đắng của cuộc sống
Buông tay và để con trải nghiệm sự đau khổ của con người, biết đến sự vất vả của cuộc sống, để chúng cảm nhận và thấu hiểu.
Nhiều cha mẹ thường lựa chọn để bản thân chịu đựng trước những khó khăn, và họ không sẵn sàng để con cái họ đau khổ. Họ nuôi dưỡng con cái như những hoàng đế và công chúa nhỏ ở nhà, chăm chúng như những thứ mong manh, để chúng không phải va vấp với cuộc đời. Tuy nhiên, trong nhà của một hoàng đế thực sự - Vua Khang Hy, ông sẽ không nuôi dưỡng con cái mình như những bông hoa trong nhà kính cần được người tỉ mỉ chăm sóc, mà chọn cách buông tay và để chúng trải nghiệm sự đau khổ của con người, biết đến sự vất vả của cuộc sống, để chúng cảm nhận và thấu hiểu.
Chúng ta luôn phàn nàn rằng trẻ em không nhạy cảm, không khôn ngoan. Thực tế, chính cha mẹ là những người yêu thương và quen với việc không để cho chúng biết đến mọi thứ. Ngày nay, trẻ em được sống và lớn lên trong một thời đại hòa bình, hạnh phúc. Từ nhỏ đến lớn, chúng chưa bao giờ phải chịu đói, chịu khát, vì vậy chúng nên học cách trân trọng và học cách biết ơn.
Sẵn sàng để cho trẻ em nếm trải những khó khăn trong cuộc sống, có thể dạy chúng trân trọng sự ngọt ngào từ đôi tay lao động. Có thể chịu đựng khó khăn, cay đắng một thời gian, chúng sẽ dễ dàng đứng lên từ thất bại, còn nếu để chúng sợ đau khổ, thì chúng sẽ đau khổ suốt đời.
Cha mẹ, đừng chọn sự thoải mái cho độ tuổi mà trẻ cần học cách chịu đựng. Tôi sẵn sàng để bọn trẻ chịu đựng những khó khăn và để chúng đi trải nghiệm . Đây là trách nhiệm để trẻ sống cuộc sống của mình sau này!
Theo Nhịp sống Kinh tế