Sửa cách dạy để không biến con thành đứa trẻ thích đổ lỗi: "Tại cái xe nên con mới ngã"

Khi mẹ bắt trẻ phải ăn rau nhưng trẻ chỉ ăn một ít rồi thôi, mẹ yêu cầu trẻ phải ăn hết, khi không muốn ăn trẻ sẽ nói: “Tại mẹ làm nhiều quá con không thể ăn hết được”

Khi mẹ bắt trẻ phải ăn rau nhưng trẻ chỉ ăn một ít rồi thôi, mẹ yêu cầu trẻ phải ăn hết, khi không muốn ăn trẻ sẽ nói: “Tại mẹ làm nhiều quá con không thể ăn hết được”

Khi mẹ bắt trẻ phải ăn rau nhưng trẻ chỉ ăn một ít rồi thôi, mẹ yêu cầu trẻ phải ăn hết, khi không muốn ăn trẻ sẽ nói: “Tại mẹ làm nhiều quá con không thể ăn hết được”

“Tất cả là tại cậu…”; “Tại sao không…”… các bậc cha mẹ vẫn thường xuyên nghe những đứa trẻ nói với nhau như thế. Có chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu đứng từ góc độ phát triển nhận thức thì những đứa trẻ luôn coi mình là “cái rốn của vũ trụ”.

Khi xảy ra một việc gì đó thì chưa biết phân biệt đúng sai, cũng không quan tâm mấy đến những người xung quanh, luôn không có ý thức nhìn nhận vấn đề mà chỉ muốn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác với mục đích đơn giản là để đáp ứng nhu cầu và mong muốn cá nhân của mình.

Thế nhưng nhìn từ góc độ của người lớn thì chúng ta lại thấy rõ ràng là trẻ đang trốn tránh và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Chuyên gia tâm lý đã phân tích và chỉ ra 4  kiểu thường thấy minh họa cho vấn đề này.

1. Sợ bị trách móc, trừng phạt nên đổ lỗi cho người khác

Nếu trẻ biết khi mắc lỗi chúng sẽ bị bố mẹ mắng thì con bắt đầu suy nghĩ để tìm ra lý do trốn tránh trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác. Khi làm hỏng đồ chơi của người khác, bố mẹ hỏi con lý do vì sao? Trẻ trả lời một cách ráo hoảnh: “Tại bạn ấy tự cho con mượn đồ chơi”;

Rõ ràng trẻ biết mỗi ngày chỉ được ăn một cái kẹo thế nên khi lỡ ăn thêm một cái kẹo của người khác cho sau đó bị bố mẹ phát hiện, trẻ sẽ nói: “Tại cô/chú cho con ăn”…

sua cach day de khong bien con thanh dua tre thich do loi: "tai cai xe nen con moi nga" - 1

Chuyên gia tâm lý cho rằng, nếu bố mẹ hy vọng mọi việc diễn ra một cách hoàn hảo nên luôn áp dụng những phương pháp giáo dục tương đối nghiêm khắc đối với trẻ thì sẽ tạo nên một tâm lý không thoải mái, thậm chí là chống đối cho trẻ.

Con trẻ vì muốn làm hài lòng cha mẹ nhất định sẽ không bao giờ nhận lỗi về mình mà đã quen với việc cứ hễ xảy ra chuyện để tránh việc bị khiển trách thì ngay lập tức phải tìm người để đổ tội.

Không nên gây áp lực cho trẻ bằng những lời nói tiêu cực. Rất nhiều bố mẹ thường xuyên nói với con những lời nói tiêu cực như: “Nếu con còn như vậy thì bố/ mẹ sẽ không yêu con nữa”; “Đừng bảo với ai con là con của bố/mẹ”…các con sẽ cho rằng đó là sự thật.

2. Không dám đối diện với lỗi lầm nên kiếm cớ để né tránh trách nhiệm

Khi đang đi bộ chẳng may trẻ bị ngã do vấp phải một hòn đá trên đường, thấy vậy trẻ liền “ăn vạ”: “Tại hòn đá đó mà con bị ngã”; 

Khi hai đứa trẻ cùng chơi với nhau, chẳng may một đứa bị ngã, nó sẽ nói: “Tại bạn đuổi con nên con mới ngã”…Trẻ chỉ biết trách móc, đổ lỗi cho người khác mà quên đi “trách nhiệm” của mình trong việc này.

sua cach day de khong bien con thanh dua tre thich do loi: "tai cai xe nen con moi nga" - 2

Thay vì việc để con phải tự mình chịu trách nhiệm thì chúng ta có thể cùng phân tích cho con con nên làm thế nào, không nên làm thế nào, khiến trẻ khi đối mặt với lỗi lầm thì có thể dũng cảm nhận lỗi. Đồng thời chúng ta cũng tạo niềm tin và trao cơ hội cho trẻ, tin tưởng rằng nhất định con sẽ làm tốt trong những lần sau. Nếu những bậc làm cha làm mẹ không có được những quan điểm giáo dục đúng đắn thì sau này khi lớn lên thói quen chối bỏ trách nhiệm sẽ đi theo con suốt cuộc đời.

3. Không được như ý muốn nên trách móc người khác

Khi trẻ muốn mượn đồ chơi của người khác nhưng không được đồng ý, ngay lập tức trẻ sẽ nói bạn ki bo, ích kỉ khi không biết chia sẻ đồ chơi cùng mình;

Khi mẹ bắt trẻ phải ăn rau nhưng trẻ chỉ ăn một ít rồi thôi, mẹ yêu cầu trẻ phải ăn hết, khi không muốn ăn trẻ sẽ nói: “Tại mẹ làm nhiều quá con không thể ăn hết được”;

Khi trẻ chơi cùng với một đám đông trẻ nhỏ, sau khi chơi xong không dọn dẹp đồ chơi, khi bị hỏi đến thì trẻ sẽ nói con chỉ chơi ít thôi nên con không dọn…

Khi mọi việc diễn ra không được như ý muốn của mình thì trẻ sẽ tìm mọi lý do để đổ lỗi cho người khác.

sua cach day de khong bien con thanh dua tre thich do loi: "tai cai xe nen con moi nga" - 3

Chúng ta nên dạy con cách hiểu và thông cảm với người khác, đơn giản từ việc hiểu và thông cảm với cha mẹ. Khi bố mẹ bận rộn với công việc, trẻ yêu cầu bố mẹ phải chơi cùng, giúp trẻ làm việc này việc khác…thì bố mẹ cũng nên nói cho con biết: “Bố mẹ đang bận, nếu con muốn bố mẹ giúp con phải đợi bố mẹ làm xong việc”.

Hoặc khi trẻ đang chơi với người khác và muốn mượn đồ chơi nhưng không thành, có thể trẻ sẽ chạy đến mách với bố mẹ, lúc này bố mẹ tuyệt đối không được thuận theo ý con bắt người khác phải nhường đồ chơi cho con, chúng ta có thể nói: “Đây không phải đồ chơi của con, nếu con muốn con có thể cho bạn mượn… rồi bạn sẽ cho con mượn”  để con học được cách hợp tác với người khác chứ không phải cứ gặp khó khăn lại đi yêu cầu bố mẹ giúp mình giải quyết vấn đề theo ý mình.

Theo Khám Phá


làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.