"Thuốc đặc trị" dành cho người lớn khi thấy con trẻ nói bậy

Trẻ em đơn thuần là "bản sao" của người lớn và đừng quát mắng hay đưa ra hình phạt khi nghe thấy chúng nói bậy mà hãy...

Trẻ em đơn thuần là "bản sao" của người lớn và đừng quát mắng hay đưa ra hình phạt khi nghe thấy chúng nói bậy mà hãy...

Căn nguyên vấn đề

Rất nhiều bậc phụ huynh hay người lớn đã rất ngạc nhiên khi nghe thấy những từ chối tai phát ra từ miệng con em mình.

Nhưng trên thực tế, trẻ không "phát minh" ra được những câu nói bậy, văng tục đó mà đơn thuần chúng chỉ sao chép một cách vô ý thức câu nói của người lớn.

Điều này rất dễ gặp ở những trẻ trong giai đoạn đang tập nói và nguyên nhân chính bắt nguồn từ đâu?

- Môi trường sống: Đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hoặc có nhiều người xung quanh nói bậy, văng tục là nguồn tác động nhanh nhất đối với trẻ nhỏ.

Chúng không ý thức được đó là những câu nói xấu, trẻ đơn thuần chỉ "sao chép" những câu nói đó.

Thuốc đặc trị dành cho người lớn khi thấy con trẻ nói bậy - Ảnh 1.
Tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ nói bậy. (Ảnh minh họa)

- Không có sự uốn nắn kịp thời: Trong trường hợp phụ huynh, người lớn bắt gặp trẻ nhỏ nói bậy nhưng lại không có cách xử lý, uốn nắn cho trẻ sửa chữa kip thời, dần dần sẽ hình thành thói quen khó bỏ cho trẻ.

- Ảnh hưởng từ bạn bè: Khi những đứa trẻ lớn lên trong giai đoạn 4-7 tuổi, dần hình thành những mối quan hệ bạn bè đầu tiên. Tính tranh giành, ganh đua... của trẻ rất dễ khiến chúng bắt chước nhau mà dùng những câu nói bậy.

- Ảnh hưởng từ mạng xã hội, game online: Đó là môi trường rất khó kiểm soát việc văng tục, chửi thề... của người dùng. Do đó, khi trẻ tiếp xúc với môi trường này quá sớm và thường xuyên bắt gặp những ngôn ngữ như vậy cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Giải pháp

Nếu bạn nghe thấy những điều đó từ trẻ, dù chỉ là lần đầu nhưng không được xem đó là chuyện bình thường. Nếu việc chửi bậy, văng tục trở thành thói quen của trẻ, nó sẽ rất nguy hiểm.

Vì ngôn ngữ là cách để con người thể hiện nhân cách, nhận thức, cách sống cũng như phản ánh sự giáo dục của người lớn đối với trẻ.

Thuốc đặc trị dành cho người lớn khi thấy con trẻ nói bậy - Ảnh 2.
Hãy nói chuyện với trẻ trước. (Ảnh minh họa)

Nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý chuẩn mực trong trường hợp này, thay vào đó là sự quát mặng, phạt... gây tâm lý nặng nề cho trẻ. Sau đây là những việc bạn cần phải làm:

1. Làm rõ nguyên nhân

Trước khi bắt tay vào xử lý mọi việc, bạn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân bắt nguồn từ đâu làm cho trẻ có những phát ngôn như vậy (tra cứu những nguyên nhân đã nêu ở trên).

Khi đã nắm rõ được nguyên nhân, từ đó bạn mới có thể tìm ra được cách xử lý triệt để. Còn việc quát mắng trẻ chỉ mang tính chất tạm thời.

Hãy ngồi xuống, nói chuyện với trẻ, nhắc cho chúng biết rằng dùng từ như vậy là sai, là không nên. Cũng đừng quên nhắc cho trẻ biết nói bậy là gì và những tác hại của việc nói bậy, nên đưa ra những ví dụ càng dễ hiểu càng tốt.

2. Làm gương cho con

Môi trường giáo dục trong gia đình là rất quan trọng. Do đó, các bậc phụ huynh, người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất mỗi ngày phải nhớ rằng không được nói bậy, không để trẻ nghe thấy những từ ngữ thiếu văn minh, làm gương cho trẻ về cách nói chuyện lễ phép.

3. Nghiêm khắc khi tái phạm

Trẻ nhỏ thường nói một cách vô ý thức. Do đó, rất dễ hiểu khi thấy trẻ lặp lại hành vi nói bậy. Sau những lần đầu nhắc nhở, uốn nắn nhẹ nhàng trẻ vẫn tái phạm thì bạn cần có sự nghiêm khắc, cứng rắn, áp dụng 1 mức phạt nào đó.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh đòn, quát mắng nặng lời với trẻ. Bạn chỉ cần cứng rắn trong việc "không cho trẻ xem bộ phim yêu thích; tạm thời thu giữ mốn đồ chơi của trẻ; khi yêu cầu một sự xin lỗi nghiêm túc từ trẻ..."

Không nhất thiết phải đánh con, bạn có thể lấy đi một đồ chơi trẻ yêu thích, không cho trẻ xem một bộ phim hoặc phạt trẻ viết giấy xin lỗi.

Thuốc đặc trị dành cho người lớn khi thấy con trẻ nói bậy - Ảnh 3.
Sự khen thưởng luôn phải đi kèm với nghiêm khắc

4. Kiếm chế cảm xúc và khen thưởng trẻ

Việc nói bậy thường xuất hiện khi trẻ không vui, cáu giận... không kiểm soát được cảm xúc bản thân. Vậy nên, để hạn chế điều này bạn nên tập dần cho trẻ thói quen giữ bình tĩnh, kiếm chế cảm xúc về những sự đòi hỏi, nhõng nhẽo...

Điều này cần được thực hiện thường xuyên bằng cách trò chuyện với trẻ. Bên cạnh đó, khi bạn thấy trẻ có những thay đổi tích cực, không nói bậy nữa, hãy nhớ khen thưởng cho bé, nói rằng "bé là 1 đứa trẻ ngoan...".

Như vậy, trẻ sẽ có tâm lý muốn trở thành được một đứa trẻ ngoan, không nói bậy nữa.

5. Phối hợp với nhà trường

Ngoài việc bắt chước người lớn, học theo các bạn cùng lớp cũng là nguyên nhân lớn trong việc trẻ nói bậy. Hơn nữa, bạn cũng không thể bám sát theo trẻ trong mọi việc. Vậy nên, việc kết hợp với nhà trường, thầy cô trong việc uốn nắn, dạy bảo trẻ cũng là việc hết sức cần thiết.

Theo Thế giới trẻ


kỹ năng làm cha mẹ

Dạy con

con nói bậy

nói bậy


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.