Từ bài học quả táo mẹ dạy khi bé, người thành công vang dội, kẻ vào tù ra khám

Không thể phủ nhận rằng, sự dạy dỗ của người mẹ có tầm ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của một đứa trẻ. Và câu chuyện về quả táo dưới đây sẽ chứng minh điều đó.

Không thể phủ nhận rằng, sự dạy dỗ của người mẹ có tầm ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của một đứa trẻ. Và câu chuyện về quả táo dưới đây sẽ chứng minh điều đó.

Một nhà tâm lý học tội phạm nổi tiếng của Mỹ đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của mẹ đối cuộc đời của mỗi người như thế nào. Ông đã thực hiện một cuộc thử nghiệm và chọn 50 người thành công ở nước Mỹ. Được biết, 50 người đó đều là những người ưu tú tương ứng với nhiều ngành nghề khác nhau. Họ không những tài giỏi mà còn có nhiều thành tựu đáng nể. Bên cạnh đó, ông cũng chọn 50 người là tội phạm, có tiền án tiền sự để tham gia vào cuộc thử nghiệm này.

Nhà tâm lý học đã yêu cầu họ viết thư nói về sự giáo dục người mẹ có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc đời họ. Sau nửa tháng, nhà tâm lý học đã nhận được rất nhiều thư và trong đó có hai bức thư vô cùng ý nghĩa. Cả hai bức thư này đều kể về câu chuyện lúc bé họ làm sao có được quả táo từ tay mẹ?

Từ bài học quả táo mẹ dạy khi bé, người thành công vang dội, kẻ vào tù ra khám - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong bức thư của một người tù nhân ở nhà tù Pelican Bay State Prison, anh đã viết: "Khi còn là một đứa trẻ, vào dịp Giáng sinh, mẹ đã mang về mấy quả táo, lớn nhỏ có đủ. Tôi vừa nhìn đống táo trên tay của mẹ đã tìm thấy được một quả vừa to vừa đỏ, và đương nhiên là tôi rất muốn có được chúng. Lúc đó, mẹ để quả táo trên bàn và hỏi tôi và em trai: Các con muốn quả nào? Tôi vừa định nói con muốn quả to hơn nhưng em trai đã nói sớm hơn. Mẹ nghe thấy liền lườm chúng tôi và mắng: “Đứa trẻ ngoan sẽ biết cách nhường đồ tốt cho người khác, không thể lúc nào cũng nghĩ về bản thân mình”.

Vì vậy, để có được lời khen của mẹ, tôi đã nảy ra một ý tưởng, thay đổi lời nói của mình: “Mẹ ơi, con muốn quả táo nhỏ, hãy để quả táo lớn cho em nhé!”. Khi mẹ nghe tôi nói như thế đương nhiên là rất vui mừng, bà đã đưa cho tôi quả vừa đỏ vừa to kia để khen thưởng, em trai chỉ được quả táo nhỏ. Từ đó, tôi nghĩ rằng để có được thứ mình muốn, tôi sẽ ngụy trang những suy nghĩ bên trong tôi và cứ nói dối. Sau này khi học trung học, để thỏa mãn sự ham muốn của mình, tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì. Tôi đã học cách chiến đấu, giành giật, trộm cắp, lạm dụng ma túy, cướp của, giết người, và kết quả là tôi đã ngồi tù chung thân như bây giờ”.

Từ bài học quả táo mẹ dạy khi bé, người thành công vang dội, kẻ vào tù ra khám - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, một bức thư khác từ người tài giỏi ở Nhà Trắng đã viết như sau: “Tôi còn nhớ lúc nhỏ, vào ngày sinh nhật của cha tôi, mẹ đã mua mấy quả táo. Tôi và em trai đều tranh giành quả to hơn, nhưng mẹ lại cầm quả vừa to vừa đỏ trong tay và nói với chúng tôi rằng: “Nào, các con hãy nghe mẹ nói, quả táo vừa to vừa đỏ này cũng là quả ngon nhất, ai cũng muốn có nó. Nhưng quả táo này chỉ có 1 mà thôi, nên chúng ta hãy làm một cuộc thi đấu. Hai con hãy ra ngoài sân cỏ trước nhà, mẹ đã phân thành 2 phần khác nhau, mỗi đứa một phần và phụ trách cắt cỏ thật đẹp, ai cắt vừa đẹp vừa nhanh thì người đó có tư cách được quả táo này”.

Kết quả là tôi đã nỗ lực và cố gắng hết mình để giành được quả táo kia. Tôi thật lòng muốn cảm ơn mẹ tôi, bà đã giúp tôi hiểu được đạo lý đơn giản mà lại rất quan trọng: Muốn có được điều tốt nhất, thì việc đầu tiên phải nỗ lực và cố gắng. Bà luôn dạy chúng tôi như thế. Trong gia đình tôi, nếu ai đó muốn có được thứ gì đều phải thông qua thi đấu hoặc thử thách, như vậy mới công bằng. Bất kể là những thứ to lớn hay nhỏ bé, tôi cũng đều phải nỗ lực, trả giá mới có được".

Cũng là câu chuyện về quả táo, nhưng cách dạy con của hai người mẹ đã để lại nhiều suy nghĩ các bậc phụ huynh khác.


Theo Helino

làm cha mẹ

Dạy con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.