- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xử lý khi con ăn vạ: Bố mẹ phải bơ đi mới được!
Không đáp ứng ngay lập tức yêu cầu của con khi con ăn vạ cũng chính là một cách dạy con của bố mẹ thông thái.
Trẻ con thường rất "quái" vì chúng biết bố mẹ yêu thương mình rất nhiều. Đôi khi có những đứa trẻ nắm thóp được điểm yếu của ông bà và bố mẹ nên chúng thường ngặt nghẽo khóc để ăn vạ và đòi bằng thứ mình muốn.
Đương nhiên chúng ta rất dễ có tâm lý mềm lòng khi thấy con trẻ khóc, tiếng khóc càng to thì ông bà, bố mẹ càng sốt ruột. Nhưng đừng vội nuông chiều theo sở thích và sự vòi vĩnh của con, vì chính như thế chẳng khác nào hại con, khiến con trở nên được chiều chuọng quá đà mà hư hỏng. Thay vào đó, bố mẹ có thể cùng nhau áp dụng các cách giải quyết vấn đề cứng rắn như sau:
1. Khi con đòi một món đồ nào đó trong siêu thị
Ngày nay việc những đứa trẻ được đưa đi siêu thị là quá thường xuyên. Thậm chí những đứa trẻ ở thành phố thì việc đi siêu thị diễn ra như cơm bữa, còn nhiều hơn cả tần suất chúng được vào khu vui chơi dành cho trẻ em.
Trong siêu thị cũng có khá nhiều món bắt mắt xanh xanh đỏ đỏ, nào đồ chơi, nào đồ ăn, bim bim bánh kẹo các thể loại. Rất hiếm những đứa trẻ vượt qua được sự cám dỗ ngọt ngào này, nên phản ứng thông thường của chúng sẽ là dừng lại một lúc lâu trước món muốn mua, yêu cầu bố mẹ mua cho mình và nếu không được thì ngoạc mồm ra khóc.
Trong tình huống này, khi thấy món đồ trẻ vòi vĩnh là không phù hợp thì bố mẹ cần tỏ rõ thái độ cho bé hiểu. Bạn có thể nói "không", từ chối yêu cầu của con, kèm sau đó là lý do vì sao (mặc dù có thể bé chưa hiểu được). Sau đó, nếu con vẫn nhất định khóc ăn vạ thì việc của bạn là lờ bé đi và tỏ ra chẳng hề bận tâm lắm (tất nhiên vẫn phải lén để mắt tới con, không cách con khoảng quá xa).
Sau khi thấy bạn cứng rắn như vậy, khóc mà chẳng có ai dỗ, bố mẹ lại bỏ mình đi, bé sẽ sợ hãi mà chạy theo và nhanh chóng quên đi món đồ đó.
(Ảnh minh họa)
2. Khi con nghịch hỗn với mọi người xung quanh
Dù con bạn có là đứa trẻ ngoan thì cũng khó tránh khỏi những lúc mà mọi người xung quanh không làm hài lòng bé, và bé bắt đầu "nổi khùng" lên với mọi người. Có thể sẽ là nhau nháu cãi lại, hoặc là thẳng tay tranh giành đồ chơi với bạn, có bé không kiềm chế được còn tát vào mặt người lớn nữa.
Trước tình hình bé hư như thế này, bạn đừng nuông chiều bé bằng cách đáp ứng để hạ cơn thịnh nộ của bé xuống. Thay vào đó, hãy bế bé tách riêng khỏi mọi người, hai bố con hoặc hai mẹ con đưa nhau vào một căn phòng yên tĩnh hơn và chờ cho bé… hạ hỏa.
Khi bé chưa có nhận thức rõ ràng, những gì bạn nói bé cũng không hiểu được đâu. Chính vì thế chỉ cần cho con một khoảng thời gian và không gian để giảm cơn bực dọc lại, còn bạn cứ nhởn nhơ ngồi chơi và để xem con sẽ thay đổi thái độ thế nào.
Sau khi đã chán chê mê mải một mình, thấy không được ai quan tâm, bé sẽ chạy lại ôm chầm lấy bạn ngay thôi. Lúc này, để làm hòa và xoa dịu trái tim con, hãy ôm và hôn bé, nói yêu bé nếu bé ngoan như thế này nhé!
3. Khi con cà kê không chịu ăn cơm, rau hoặc ăn quá chậm
Khi trẻ ở độ tuổi 2 tuổi rưỡi trở đi là bé đã có thể tự cầm thìa để xúc đồ ăn của mình rồi. Và bạn cũng nên đặt giới hạn cho bữa ăn của bé, khoảng 30 phút mỗi bữa chẳng hạn. Hãy cho bé làm chủ bữa ăn của mình. Sau khi hết thời gian mà bé không ăn xong, bạn cũng hãy cứ cầm bát cất đi như thường. Khi nhiều lần lặp lại, bạn sẽ thấy bé có phản xạ tốt hơn trong việc xúc đồ ăn trong bát.
(Ảnh minh họa)
4. Khi con không chịu thay quần áo để cùng bố mẹ ra ngoài
Trẻ con thường thích được ra ngoài chơi và thường thì những lần rủ bé ra ngoài bé sẽ tỏ ra khá ngoan ngoãn. Tuy nhiên cũng có một vài lúc mà trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh khó chiều, khi cứ mè nheo làm nũng này kia câu giờ.
Trong trường hợp đó, nếu bạn nghĩ ngồi xuống dỗ dành và năn nỉ bé đi mới hiệu quả thì coi như bạn đã thua con mình rồi. Bạn phải nhanh nhẹn xách đồ đạc trên tay, giục mọi người cùng ra ngoài hết để mình bé ở lại trong phòng. Trước khi đi hãy hỏi bé bây giờ cả nhà đều đã xong rồi, con có chịu đi không? Nếu con không đi thì sẽ ở nhà một mình trông nhà nhé!
Và đương nhiên không đứa trẻ nào thích đóng vai người trông nhà cả, bé sẽ chạy tót theo bố mẹ ra ngoài ngay thôi.
5. Khi con bướng bỉnh không chịu nghe lời
Đôi khi bạn cũng cần xác định tư tưởng sẽ nghiêm ngặt và ban hành hình phạt nếu con mình không nghe lời. Và một vài gợi ý về hình phạt nhẹ nhàng dành cho các bé có thể kể đến như: chiếc ghế tội lỗi, khoanh tay úp mặt vào tưởng, bo xì không ai chơi,…
Điểm chung của những hình phạt này là tách bé ra khỏi mọi người và không gian ồn ào, để bé được ở trong không gian yên tĩnh hơn và suy ngẫm về những lời nói hoặc hành động sai trái của mình. Bạn có thể cho con khoảng thời gian tự phạt từ 5 10 phút, hãy nhớ rằng bạn tỏ ra mặc kệ con nhưng vẫn quan sát chúng trong tầm mắt nhé.
Sau khoảng thời gian tự phạt, hãy trao đổi với con về điều đúng sai và nhắc nhở con ghi nhớ để không tái phạm lần sau. Kết thúc hình phạt cũng hãy ôm và hôn con những chiếc hôn thật nồng nàn để con không có cảm giác bố mẹ ghét bỏ con nhé!