- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ thẩm mỹ cảnh báo biến chứng do cấy chỉ mũi và tiêm filler nâng mũi
Từng ''sửa'' nhiều ca bệnh cấy chỉ mũi và tiêm filler ở các cơ sở spa không uy tín, Thạc sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2 Cao Ngọc Duy, Phó trưởng khoa Hàm mặt thẩm mỹ (Bệnh viện Đức Giang, Hà Nội), cho biết, một số ca bị cấy chỉ sai quy tắc dẫn đến việc tháo chỉ, làm sạch chỉ khó khăn, mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, một số ca sử dụng chất liệu độn mũi mới. Tuy nhiên, đưa vào thì dễ, tháo ra thì khó dẫn đến bệnh nhân bị xơ dính nhằng nhịt, nếu không tháo sẽ làm mỏng da mũi hoặc rách da mũi.
"Tôi từng bị hỏng cả dụng cụ pank (dụng cụ dùng để kẹp) để đưa được chất liệu này ra. Hiện tại, loại sụn này gần như đã biến mất thị trường bởi không còn ai dùng nữa. Tuy nhiên, một số cơ sở vẫn đưa vào sử dụng cho khách", bác sĩ Duy cho hay. Có nhiều trường hợp gặp biến chứng, nhẹ thì viêm nhiễm, đầu mũi bóng đỏ, lộ sụn, nặng thì hoại tử và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Theo bác sĩ Duy, những năm trước khi nói đến phẫu thuật nâng mũi, nhiều người còn e dè, sợ đau, sợ hậu phẫu sưng tím, sợ dị ứng chất liệu. Vì có quá nhiều nỗi sợ nên không ít người tìm đến cách dễ dàng hơn để làm cao sống mũi như tiêm filler, cấy chỉ.
Bác sĩ Cao Ngọc Duy khám và tư vấn cho bệnh nhân
Tuy nhiên, tiêm filler hay cấy chỉ thường không ổn định về kiểu dáng và độ thẩm mỹ không cao nên sau vài năm lại phải chỉnh sửa. Chưa kể đến những biến chứng như biến dạng mũi sau cấy chỉ, sống mũi to, mập do tiêm filler. Không ít người đã tiêm filler hay cấy chỉ phải đến bệnh viện để làm sạch filler, thực hiện biện pháp nâng mũi bằng phẫu thuật y học bài bản.
Theo bác sĩ Duy, việc tháo chỉ mũi và làm sạch filler trước khi nâng mũi rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều ca rất phức tạp, khó tháo hoặc khi tháo xong không thể phẫu thuật thẩm mỹ lại ngay. Khi tháo chỉ, làm sạch chỉ nếu thuận lợi không tổn thương phần mềm và da mũi thì bác sĩ có thể đặt lại chất liệu mũi mới. Trong trường hợp da quá mỏng, tổn thương phần mềm mũi thì không thể đặt lại luôn. Để bảo vệ sức khỏe cho khách hàng, thường sẽ phải chờ 3-6 tháng sau mới có thể can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ.
Hiện nay, có nhiều phương pháp thẩm mỹ chỉnh hình mũi giúp sống mũi cao, đường cong mềm mại, chóp mũi cao tự nhiên, trong đó nâng mũi bọc sụn và nâng mũi cấu trúc là 2 phương pháp phổ biến nhất. Tuy 2 phương pháp này có nhiều điểm khác biệt nhưng đều được đánh giá cao bởi các chuyên gia thẩm mỹ. Chúng có nhiều ưu điểm về tính thẩm mỹ và độ an toàn vì sử dụng sụn tự thân, độ tương thích cao, tránh biến chứng. 2 phương pháp này đều giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi, đem lại dáng mũi cao, thon gọn, đẹp tự nhiên và hài hòa với gương mặt, tránh nguy cơ bị bóng, đỏ đầu mũi. Theo bác sĩ, chi phí thực hiện 2 phương pháp này dao động từ 25 đến 50 triệu đồng.
Thực hiện nâng mũi bọc sụn hay cấu trúc còn tùy thuộc vào mục đích cũng như tình trạng mũi của mỗi người. Nếu mũi không mắc nhiều khuyết điểm thì có thể thực hiện nâng mũi bọc sụn. Ngược lại, nếu mũi bị chấn thương do tai nạn hay mổ nhiều lần, mũi biến dạng thì nên áp dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc để khắc phục. Tốt nhất nên lựa chọn phương pháp theo sự tư vấn, đánh giá của bác sĩ để hiệu quả nhất cũng như phù hợp với bản thân.
Bác sĩ Duy khuyến cáo, để hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra, nên lựa chọn bệnh viên, cơ sở thẩm mỹ uy tín có đội ngũ y, bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị máy móc hiện đại.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
-
Làm đẹp17 giờ trướcLê Phương đã giảm được 30kg sau sinh em bé thứ 2. Hiện tại, nữ diễn viên đã về dáng và diện đồ trẻ đẹp như thời con gái.
-
Làm đẹp17 giờ trướcNước vo gạo là một phương pháp làm đẹp tự nhiên và hiệu quả giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
-
Làm đẹp6 ngày trướcChăm sóc da mặt là điều không thể thiếu với mỗi chị em trước khi đi ngủ, nhưng không ít người vẫn chưa biết nên rửa mặt lúc mấy giờ tối là tốt nhất.
-
Làm đẹp13/11/2024Sau khi can thiệp thẩm mỹ, Hoa hậu Thanh Thuỷ ngày càng thăng hạng nhan sắc, xinh đẹp và quyến rũ hơn.
-
Làm đẹp13/11/2024Chị em nên tham khảo 5 kiểu tóc ngắn sau đây cho mùa lạnh 2024.
-
Làm đẹp12/11/2024Muối có nhiều công dụng trong việc làm sạch và chăm sóc tóc, tuy nhiên, gội đầu bằng muối có thực sự tốt cho tóc hay không?
-
Làm đẹp10/11/2024Ivanka Trump là con gái cưng của ông Donald Trump, ở tuổi 43 cô vẫn trẻ đẹp nhờ bí quyết chăm sóc da khoa học.
-
Làm đẹp09/11/2024Luôn giữ được vẻ sexy cuốn hút dù những tháng cuối thai kỳ, mới đây Thủy Anh - bà xã ca sĩ Đăng Khôi đã biết lộ bí quyết nhờ ăn uống và thời trang.
-
Làm đẹp09/11/2024Kích ứng, nổi mụn, đổ nhờn là các dấu hiệu cho thấy bạn đang dưỡng ẩm quá mức. Cùng tìm hiểu cách điều chỉnh thói quen chăm sóc da, để đạt được làn da mềm mịn, khỏe mạnh và rạng rỡ.
-
Làm đẹp04/11/2024Heidi Klum - sao phim "Sex and the City" ở tuổi U60 nhưng cô vẫn có vóc dáng săn chắc nhờ 8 bí quyết đơn giản và dễ làm.
-
Làm đẹp04/11/2024Trương Vũ Kỳ nổi tiếng với danh xưng "bản sao Song Hye Kyo", ở tuổi 37, cô có vẻ ngoài trẻ đẹp nhờ biết cách chăm sóc da.
-
Làm đẹp04/11/2024Ngoài chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tóc, việc biết cách chải tóc sao cho đúng để ngăn ngừa tình trạng tóc bị rụng cũng rất cần thiết.
-
Làm đẹp02/11/2024Trương Hinh Dư đã ở tuổi 37 nhưng cô vẫn sở hữu làn da cực đẹp nhờ những bí quyết chăm sóc dễ làm.
-
Làm đẹp21/10/2024Những món ăn vặt luôn được yêu thích bởi nhiều người, nhưng lại dễ gây tăng cân do chúng góp phần làm định lượng calo trong ngày cao hơn cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những món ăn vặt vừa ngon lại vừa hạn chế tăng cân giới sao nữ Vbiz ưa dùng.