Bôi kem chống nắng: 2 điều nên và 3 điều không nên làm để da được bảo vệ đến mức "bất khả xâm phạm"

Thoa kem chống nắng mỗi ngày là rất tốt, nhưng bạn phải thực hiện đúng cách thì da mới được bảo vệ tối ưu nhất.

Kem chống nắng là "vũ khí" chống lão hóa quan trọng bậc nhất trong quy trình skincare. Bởi vậy, việc thường xuyên cập nhật những cách lựa chọn và sử dụng kem chống nắng chuẩn chỉnh sẽ giúp bạn bảo vệ da được tối ưu, từ đó da sẽ không bị lão hóa sớm. Dưới đây là những điều nên và không nên khi dùng kem chống nắng, chị em cần lưu tâm để không bao giờ mắc lỗi khi bôi món skincare tối quan trọng này.

Không nên: Bỏ qua kem chống nắng khi trời âm u

Đây là một lầm tưởng vô cùng tai hại. Ngay cả trong những ngày mưa gió, lạnh giá hay nhiều mây, kem chống nắng vẫn phải là sản phẩm bắt buộc phải dùng trong quy trình. Tia UV vẫn sẽ xuyên qua những đám mây và tấn công làn da của bạn như thường, ngay cả trong ngày không có nắng. Nếu bạn bỏ qua kem chống nắng thì theo thời gian, những tổn thương sẽ tích tụ và biểu hiện thành các khuyết điểm trên da như đốm nâu, nếp nhăn…

Bôi kem chống nắng: 2 điều nên và 3 điều không nên làm để da được bảo vệ đến mức bất khả xâm phạm-1Bôi kem chống nắng: 2 điều nên và 3 điều không nên làm để da được bảo vệ đến mức bất khả xâm phạm-2

Không nên: "Kỳ thị" kem chống nắng hóa học

Việc dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học tốt hơn vẫn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, sự thật là kết thân với kem chống nắng vật lý hay hóa học là phụ thuộc vào chính bạn. Làn da của mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau đối với những loại kem chống nắng khác nhau. Và nếu bạn cảm thấy hợp, làn da được thoải mái và bảo vệ khi dùng kem chống nắng hóa học, bạn hoàn toàn có thể gắn bó với sản phẩm này.

 

Không nên: Dùng kem chống nắng có chỉ số  thấp hơn SPF 30

Trong trường hợp bạn chưa biết thì SPF chính là thước đo lượng tia UVB sẽ được kem chống nắng ngăn chặn. Các bác sĩ đều khuyên bạn cần phải dùng kem chống nắng có chỉ số tối thiểu là SPF 30. Trong khi sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF 15 chỉ chặn được 93% tia UVB thì SPF 30 sẽ ngăn sự tấn công của 97% tia UVB. Do đó, kem chống nắng có chỉ số tối thiểu là SPF 30 sẽ là cách tối ưu nhất để bảo vệ làn da.  

Bôi kem chống nắng: 2 điều nên và 3 điều không nên làm để da được bảo vệ đến mức bất khả xâm phạm-3

Nên: Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ

Hóa ra, chỉ bôi kem chống nắng một lần vào buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà là chưa đủ. Theo bà Kristin Nord – Giáo sư Da liễu tại Đại học Stanford danh tiếng: "Hầu hết các loại kem chống nắng chỉ phát huy công năng bảo vệ da trong vòng 2 tiếng đồng hồ". Do đó, để bảo vệ da hiệu quả trong suốt cả ngày dài, bạn nhất định nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.

Bôi kem chống nắng: 2 điều nên và 3 điều không nên làm để da được bảo vệ đến mức bất khả xâm phạm-4

Nên: Bôi serum vitamin C trước khi thoa kem chống nắng

Những yếu tố hủy hoại làn da không chỉ có ánh nắng, mà những tác nhân như căng thẳng kéo dài, chế độ ăn không hợp lý, thói quen hút thuốc, đặc biệt là không khí ô nhiễm cũng sản sinh ra gốc tự do, khiến da lão hóa nhanh. Và để ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do, một mình kem chống nắng không thể đảm đương được, bạn sẽ cần một sản phẩm chứa chất chống oxy hóa, trong đó tiêu biểu nhất là serum vitamin C. Serum vitamin C được bôi trước kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn hiệu quả hơn nữa, và bạn sẽ sớm có được làn da tươi sáng, mịn màng khi chăm dùng combo này vào mỗi buổi sáng.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/boi-kem-chong-nang-2-dieu-nen-va-3-dieu-khong-nen-lam-de-da-duoc-bao-ve-den-muc-bat-kha-xam-pham-222021276222530461.htm

kem chống nắng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.