Nắng nóng, đừng thấy xịt khoáng mát mẻ sảng khoái mà dùng vô tội vạ bởi da bạn có thể khô héo hơn

Xịt khoáng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho làn da với điều kiện bạn sử dụng đúng cách.

Xịt khoáng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho làn da với điều kiện, bạn cần sử dụng đúng cách.

Mùa hè, trong túi xách của nhiều chị em thường có sự hiện diện của một lọ xịt khoáng nhỏ - món skincare dùng để "cấp cứu" cho da những khi mệt mỏi, vừa đi nắng về, da khô do điều hòa hoặc chỉ đơn giản là muốn duy trì làn da mướt mát (về phần nhìn) mọi lúc mọi nơi. Thế nhưng bạn có biết, xịt khoáng có thể khiến làn da khô hơn? Và điều này đã được khẳng định bởi chuyên gia thẩm mỹ, làm đẹp nổi tiếng Renée Rouleau tại Los Angeles: "Xịt khoáng có thể lấy đi độ ẩm sẵn có của làn da".

Nắng nóng, đừng thấy xịt khoáng mát mẻ sảng khoái mà dùng vô tội vạ bởi da bạn có thể khô héo hơn-1

Vì sao điều đó lại xảy ra?

Xịt khoáng vốn nổi tiếng với khả năng đánh thức làn da, mang lại vẻ tươi mới, căng mướt nhưng khả năng duy trì độ ẩm thường chỉ gói gọn trong khoảng thời gian ngắn mà thôi. "Khi bạn xịt khoáng nhưng không khóa chặt bằng kem dưỡng ẩm bên trên, sản phẩm này thậm chí khiến độ ẩm của làn da bốc hơi và tan biến trong không khí. Môi trường xung quanh càng hanh khô, quá trình bốc hơi này càng diễn ra nhanh chóng", theo chuyên gia Rouleau. Và như thế, "xịt khoáng có thể khiến làn da khô héo hơn".

Tuy nhiên nghe đến đây, nếu bạn cảm thấy lọ xịt khoáng của mình bỗng hóa vô ích, muốn bỏ xó hoặc ném đi thì hơi "oan uổng" cho món skincare này quá. Bởi lẽ, theo chuyên gia Rouleau: "Các tế bào da giống như loài cá vậy, cần nước để sống nên nếu dùng xịt khoáng đúng cách, làn da của bạn sẽ được hưởng lợi rất nhiều".

Và để dùng xịt khoáng một cách sáng suốt, bạn hãy lưu ý 2 gạch đầu dòng dưới đây!

Nắng nóng, đừng thấy xịt khoáng mát mẻ sảng khoái mà dùng vô tội vạ bởi da bạn có thể khô héo hơn-2

1. Cách tốt nhất để tận dụng xịt khoáng

"Hãy dùng xịt khoáng ngay sau bước rửa mặt", theo chuyên gia Rouleau. "Khi bạn xả sạch lớp bọt xà phòng, làn da vẫn còn ướt và bạn có khoảng 60 giây trước khi qua trình bốc hơi diễn ra nên cần cấp ẩm nhanh chóng. Lý tưởng nhất, bạn nên xịt khoáng vào một miếng bông tẩy trang, sau đó lau mặt nhẹ nhàng và thao tác này sẽ vừa cấp ẩm tức thì, vừa lấy đi những tạp chất gây khô da có trong nước như clo, muối, khoáng… Nếu bạn xịt khoáng trực tiếp, những tạp chất không có lợi vẫn sẽ yên vị trên da".

Bà Rouleau tiếp tục: "Sau khi lau mặt, các tạp chất cũng được cuốn trôi đi hết, bạn có thể xịt khoáng trực tiếp lên da rồi thoa ngay serum, kem dưỡng ẩm (điều này cũng giúp các sản phẩm skincare tiếp theo thẩm thấu tốt hơn). Lưu ý, điểm mấu chốt là bạn cần dùng kem dưỡng hoặc dầu dưỡng như bước skincare cuối cùng để vừa cấp ẩm, vừa khóa ẩm cho da, và điều này thì những sản phẩm như xịt khoáng thường không làm được"

Nắng nóng, đừng thấy xịt khoáng mát mẻ sảng khoái mà dùng vô tội vạ bởi da bạn có thể khô héo hơn-3

2. Bạn cũng cần chú ý đến thành phần của xịt khoáng

Để xịt khoáng không trở thành khoản đầu tư vô nghĩa, thậm chí hóa "kẻ tội đồ" khiến làn da của bạn trở nên khô hơn thì khi lựa chọn, bạn cần để mắt tới sản phẩm chứa những thành phần có khả năng cấp ẩm cho da như Glycerin hay Hyaluronic Acid. Bên cạnh đó, những thành phần dầu hạt mâm xôi đen hay vitamin B3 cũng rất có ích trong việc củng cố lớp màng bảo vệ tự nhiên, tăng khả năng tự dưỡng ẩm của làn da.

Và như thế, những lúc cảm thấy da khô, da xám xịt, mệt mỏi hay căng rát bởi ánh nắng mùa hè, xịt khoáng sẽ thực sự mang đến hiệu quả cấp ẩm tức thì, đánh thức làn da và mang đến vẻ ngoài tươi mới, căng mọng chứ không hóa vô ích như thể bạn chỉ xịt nước lã và khiến da khô hơn.

Theo Helino


xịt khoáng

dưỡng ẩm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.