- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bỏ Trung Quốc về Việt Nam: Ông trùm lan hồ điệp thu chục tỷ mỗi năm
Thấy ông Việt Kiều đi mua máy điều hòa 2 chiều số lượng lớn để phục vụ hoa lan
Thấy ông Việt Kiều đi mua máy điều hòa 2 chiều số lượng lớn để phục vụ hoa lan, nhiều người xung quanh đều bảo là hâm dở.
Bố mẹ là người Việt Nam nhưng sinh ra và lớn lên trên đất nước Trung Quốc, ông Vũ Mạnh Hùng với dáng người vạm vỡ, khuôn mặt hiền lành nhìn đi nhìn lại không hề giống một ông dân chút nào.Ít ai biết được rằng, ông nông dân 4.0 ấy lúc nào cũng có mặt trong trang trại nhà kính rộng hơn 3100m2 ở xã Tiên Du, Bắc Ninh. Trung bình mỗi năm, mô hình trồng lan hồ điệp và ly công nghệ cao đã đem về cho ông nông dân 4.0 này hàng tỷ đồng.
"Lửa thử vàng, gian nan thử sức"
Trang trại rộng hàng ngàn mét vuông của ông Hùng Việt kiều.
Tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí của một trường ĐH danh tiếng bên Trung Quốc với mức lương được tính bằng nghìn USD nhưng ông Việt Kiều Vũ Mạnh Hùng lại không muốn ở lại nơi đất khách quê người mà mong muốn được trở về Việt Nam, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Nhiều năm trước đây, không nhiều người có thể biết đến cây lan hồ điệp, có chăng chỉ là những người chuyên chơi hoa. Thời điểm lúc bấy giờ, giá một cây lan hồ điệp có thể tương đương với nửa chỉ vàng.
Nhận ra tiềm năng của loài hoa cao cấp có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao này, ông Hùng bắt đầu lên ý tưởng và kế hoạch chinh phục loài hoa "đỏng đảnh" này.
Đầu những năm 2000, với kinh nghiệm làm vườn và kỹ thuật học được ở Đài Loan, ông Hùng huy động hết tiềm năng vốn của mình để bắt tay vào trồng lan hồ điệp công nghệ cao.
Tiền không có nhiều, thời gian đầu, ông Hùng thuê đất trồng lan ở Ngọc Chiến, Mường La. Thấy lan không ra hoa, cây không phát triển vì nhiệt độ miền Bắc khá thấp, ông bèn dùng phương pháp thủ công là thắp nến để sưởi ấm cho lan.
"Khi ấy nhìn mặt tôi đen sì do thắp nến nhiều, khói nến đen lên hết tất cả những vùng xung quanh chứ đừng nói đến mặt tôi, buồn cười lắm", ông Hùng lớ lớ giọng của người Việt hóm hỉnh kể lại.
"Thế rồi thắp nến cho lan không xong, tôi tính kế mua than về xử lý để sưởi ấm cho loài hoa cao cấp này. Tiền tốn thì chớ, chẳng mấy sau lan được sưởi ấm bằng than cũng "ra đi", Việt kiều 6x kể lại những năm tháng khó khăn của mình.
Chậm rãi, ông kể tiếp, trong một lần đi du lịch ở Đài Loan, thấy mô hình trồng hoa lan hồ điệp công nghệ cao quá hay, vốn dùng tiếng Trung như ngôn ngữ thứ hai, không khó để ông nông dân 6X này có thể học được công nghệ trồng lan.
Ông Vũ Mạnh Hùng chia sẻ kinh nghiệm trồng lan hồ điệp công nghệ cao.
“Ít vốn nên ban đầu tôi chỉ xây dựng mô hình trồng hoa nhỏ. Nhớ khi đó, thấy tôi đi mua máy điều hòa 2 chiều về để ổn định nhiệt độ cho cây, mọi người trong làng ai cũng bảo là gàn dở. Bỏ qua tất cả sự chế diễu, tôi cố gắng từng ngày một để cho ra kết quả tốt nhất” - ông Hùng nói.
Nắm chắc khoa học kỹ thuật trong tay, bắt lan phải ra hoa theo ý muốn, ông Hùng rời vùng đất miền núi phía Bắc nước ta về gần Thủ đô, tính kế thuê đất làm ăn lâu dài với mô hình trồng lan công nghệ cao rộng tới hơn 3100m2 trên đất Tiên Du, Bắc Ninh.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của ông Việt kiều này lại không nằm ở khâu kỹ thuật mà chính là ở việc chiếm được thiện cảm cũng như lòng tin của người làm thuê Việt Nam.
Với diện tích đất rộng như vậy, việc thuê lao động làm việc là điều đương nhiên. Trong khi số lượng người Việt Nam xuất khẩu đi lao động và làm việc ở các khu công nghiệp rất lớn thì việc đi tới đâu để thuê người người làm với ông Hùng lại là một thử thách cực kỳ cam go.
Bởi, nhiều người không tin ông, nghĩ ông là sẽ thuê và quỵt tiền của họ nên cứ thuê được vài bữa, sau khi biết ông là Việt kiều Trung Quốc, họ lại lũ lượt kéo nhau ra đi.Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Thế rồi, ngày ngày người đàn ông lớn tuổi này cố gắng cặm cụi làm việc, trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn với mọi người về những gì ông biết, ông học được về loài lan hồ điệp. Dần dà, ông Việt kiều này chiếm được lòng tin của mọi người, và được những người làm thuê vô cùng yêu quý và kính trọng.
Với số lượng lan xuất bán liên tục trong năm và giá bán ổn định khoảng 120.000 đồng/chậu, ông nông dân 4.0 này nhanh chóng thu hồi vốn và đang tạo việc làm cho 6 công nhân thường xuyên, hơn 20 công nhân thời vụ.
Trang trại trồng lan hồ điệp công nghệ cao lớn nhất đất Kinh bắc
Lan Hồ điệp là loại hoa cao cấp có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn và bán rất được giá, mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn cho người trồng hoa. Nhưng những năm trước đây, loài hoa quý này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Việt Nam nói chung, của miền Bắc nói riêng.
Nguồn cung chủ yếu vẫn phải nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan vì sản xuất trong nước hầu như chưa đáp ứng được do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủng loại sản phẩm đơn điệu, không có giống mới.
Chị Trần Thị Luận, kỹ thuật viên tại vườn lan hồ điệp công nghệ cao chia sẻ: "Trung bình, mỗi tháng chị nhận được từ 18-20 triệu đồng tiền lương, trồng và chăm sóc lan hồ điệp công nghệ cao không khó, nhiều nông dân có thể học tập mô hình này".
Mặt khác, công nghệ nuôi trồng còn quá lạc hậu, chưa có những mô hình hiện đại, tập trung sản xuất trên quy mô lớn như của thế giới và chưa nắm được kỹ thuật xử lý thúc hoa theo ý muốn để chủ động cung cấp hoa vào các dịp Lễ, Tết.
Với ước mơ, từ nay người Việt không cần nhập lan từ các nước bạn về, ông Hùng không hề giấu giếm bí quyết trồng lan mà thường xuyên đi khắp nơi giao lưu cũng như chia sẻ kinh nghiệm trồng lan của mình cho mọi người. Hỏi đến nơi nào, có ai trồng lan hồ điệp và củ ly, ông Hùng đều biết và cười khà khà vì đó là những người quen của ông.
Giống lan hồ điệp của ông Hùng được nhập chủ yếu từ Đài Loan ở giai đoạn cây còn trong chai. Họ gắp cây ra, rửa sạch rồi đưa vào trồng trong lọ nhỏ, qua một thời gian cấy sẽ được chuyển sang trồng chậu.
Ông Hùng cho biết, với lan hồ điệp, ngay từ ban đầu phải tạo được môi trường tối ưu thì lan mới phát triển tốt, chất lượng hoa cao.
Hiện lan hồ điệp chủ yếu được tiêu thụ vào dịp Lễ, Tết nên họ phải điều chỉnh sao cho hoa nở đúng dịp. Nhiều khách nước ngoài đến đặt hàng, nhưng họ hầu như không dám nhận bởi nhu cầu trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ. Điều này làm ông nông dân 4.0 gốc Việt này trăn trở, suy tính làm sao mở rộng diện tích đất trồng lan để có thể xuất khẩu.
“Với giá trị cao như vậy, tôi sẽ tập trung nguồn lực vào trồng lan công nghệ cao và mở rộng mô hình”- ông Hùng, người đang sở hữu hơn 3.100m2 đất trồng hoa - chia sẻ. Ngoài mục đích tăng lợi nhuận, ông luôn mong muốn điều đó sẽ giúp tạo thêm việc làm cho người dân.
Đến nay, trang trại trồng lan hồ điệp và ly của công ty TNHH Địa Mỹ công nghệ cao của ông Hùng được biết tới như một trong những đơn vị cung cấp hoa và giống hoa lan, ly lớn nhất toàn miền Bắc.
Theo Dân Việt
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.