'Chỉ huy' 4000 con cà cuống độc nhất miền Tây, thu tiền triệu/ngày

Sau nhiều năm nghiên cứu, một người con của vùng đất An Giang đã thực hiện thành công mô hình nuôi cà cuống.

Sau nhiều năm nghiên cứu, một người con của vùng đất An Giang đã thực hiện thành công mô hình nuôi cà cuống. 

Hiện mỗi tháng trang trại này có thể cung ứng ra thị trường vài ngàn con, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về vài chục triệu đồng/tháng.

Chủ nhân của những trang trại cà cuống này là anh Cao Nguyễn Đô Lăng (39 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).

Anh Lăng cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, cách đây 3 năm, với mong muốn chuyển đổi sang vật nuôi mới, lạ, cho hiệu quả kinh tế cao, nên anh thường lang thang trên mạng để tìm hiểu. Tình cờ, trong một lần xem truyền hình anh biết được được mô hình nuôi cà cuống ở Tây Ninh. Anh cảm thấy thích thú và quyết định mang loại côn trùng này về miền Tây để phát triển.

Chỉ huy 4000 con cà cuống độc nhất miền Tây, thu tiền triệu/ngày-1

Bỏ tiền mua 100 con giống về nuôi, sau hơn 3 năm hiện anh Lăng để sở hữu gần 4.000 con cà cuống lớn, nhỏ. Ảnh: M.A.

Anh Lăng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Giá trị của cà cuống là ở tinh dầu. Tinh dầu của con này chủ yếu nằm ở con đực, con cái chỉ có một phần nhỏ. Con cà cuống chủ yếu làm nước mắm, người ta nướng và hấp cánh, sau đó để vô trong chay nước mắm. Con cà cuống có vị the the tựa mù tạt, nhưng thơm mùi quế, ăn vô sau 3-4 tiếng vẫn còn mùi thơm”.

Cà cuống là một côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, phần miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Giá trị nằm ở túi tinh dầu ở phần ngực.

Chỉ huy 4000 con cà cuống độc nhất miền Tây, thu tiền triệu/ngày-2

Giá trị con cà cuống nằm ở tinh dầu, làm nước chấm. Ảnh: M.A.

Do đây là loài chích hút nên thức ăn của chúng cũng dễ tìm, chủ yếu là cá nhỏ, nhái, dế, cào cào, châu chấu… Để tạo điều kiện cho cà cuống phát triển, anh Lăng đã tạo môi trường thủy sinh bằng bể xi măng, sau đó thả rong rêu, lục bình vào bồn, đặt cây gỗ xung quanh bể để cà cuống có môi trường bám vào đẻ trứng.

Tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Lăng cho rằng, cà cuống là loại côn trùng rất dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc. Sau khi đổ thức ăn vào bể, mỗi ngày người nuôi chỉ cần vớt xác của các loại làm mồi ra bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Khoảng 1 - 1,5 tháng thay nước một lần. 

Diện tích mỗi bể có chiều dài 2m, ngang 1,5m, cao 80cm; bên trên phải có nắp đậy bằng lưới để cà cuống không bò ra ngoài vào ban đêm là có thể nuôi khoảng 50 con cà cuống bố mẹ.

Chỉ huy 4000 con cà cuống độc nhất miền Tây, thu tiền triệu/ngày-3

Trứng cà cuống của trang trại anh Lăng. Ảnh: M.A.

Anh Lăng cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN hay: “Cà cuống đẻ được quanh năm, mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 1 - 1,5 tháng. Khi đẻ trứng, cà cuống bò lên cành cây nhô trên mặt nước và đẻ trứng. Khoảng 5 - 7 ngày sau nở ra ấu trùng. Mỗi ổ cà cuống cái đẻ tới hơn 100 trứng, tỉ lệ nở tự nhiên khoảng 98%. Sau khi nở 45 ngày, có thể xuất bán cà cuống thịt với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/con. Riêng cà cuống bố mẹ có giá khoảng 200.000đồng/con”.

Là người tiên phong chọn cà cuống để khởi nghiệp. Sau 3 năm nuôi thử nghiệm, giờ đây anh Lăng đã sở hữu một trang trại cà cuống với quy mô 4.000 con, sau khi trừ chi phí anh thu về 30-40 triệu đồng/tháng. Đây cũng là trang trại cà cuống lớn và độc nhất ở miền Tây.

Theo Dân Việt


cà cuống

khởi nghiệp

thu nhập


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.