Học ngành y, trai đẹp lại về quê nuôi loài cá sống thọ tới 50 năm

Hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.

Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.

Với cách chăn nuôi, trồng những loại cây của địa phương và được cung cấp theo mùa đã giúp Ân thành công trong mô hình phát triển kinh tế của mình. Các sản phẩm của gia đình thường được bán ở chợ phiên vào thứ 7 hàng tuần bằng việc tự mổ lợn, mang gà, rau, hoa quả bán trực tiếp. Qua đó, giúp giảm được khâu trung gian và thu lợi trực tiếp.

Học ngành y, trai đẹp lại về quê nuôi loài cá sống thọ tới 50 năm-1

Trần Thế Ân giới thiệu về ao nuôi loài cá bỗng đặc sản của gia đình.

Đặc biệt, Ân còn thực hiện nuôi cá ruộng, bên cạnh 2 ao cá với các loại, như: bỗng, trắm, trôi...Ân đã tận dụng những diện tích ruộng để nuôi cá trê và cá rô đồng. Đây được xem là cách nuôi thích hợp, tận dụng diện tích ruộng bỏ không, tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Cá được nuôi ở ruộng lớn nhanh tốn ít thức ăn; bởi, ruộng luôn sẵn có nguồn thức ăn là côn trùng. Loài cá bỗng là loài cá đặc sản, tuy chúng lớn chậm nhưng bán với giá rất cao, trong khi đó nguồn thức ăn cho loài cá này có thể tận dụng và sản xuất tại chổ. Giá bán 1 kg cá bỗng đặc sản lên tới vài trăm ngàn đồng.

Học chuyên ngành Y, nhưng sau khi ra trường, Ân đã chọn cho mình hướng đi riêng với mô hình chăn nuôi được anh hình thành và xây dựng từ năm 2016.

Ân cho biết: “Ban đầu lấy những vật nuôi trong gia đình có sẵn, như lợn, gà để tập chăn nuôi; cùng với đó, anh học hỏi thêm trên mạng và nhiều mô hình khác về cách nuôi và chọn giống; dần tích lũy được kinh nghiệm và mở rộng quy mô. Hiện tại, anh luôn duy trì nuôi từ 50 - 60 con lợn đen, hơn trăm con gà ta và 5 con trâu..., cùng đó, kết hợp trồng cây ăn quả như: Bưởi, mít và trồng các loại rau màu...”.

Ân tâm sự: “Có lần hụt hẫng về những chú gà không rõ lý do mà lăn ra chết, hay làm sao để đỡ đẻ những chú lợn, có lúc nuôi lợn mãi không lớn và phải điều chỉnh thường xuyên liều lượng, cách cho ăn để tìm ra chế độ ăn phù hợp cho từng độ tuổi của lợn..”. Từ một chàng trai học Y, nay lại là một anh nông dân với việc đỡ đẻ cho lợn, chăm sóc cá và theo dõi từng ổ trứng gà ấp. Nhưng trên hết, đây là công việc mà Ân yêu thích nên luôn toàn tâm, toàn ý.

Từ trục đường đôi của thành phố có thể nhìn thấy căn nhà nhỏ với các chòi xung quanh, đó là trang trại Ân đã tự tay gây dựng trong những năm qua. Tuy quy mô chưa lớn, nhưng được Ân quy hoạch rất khoa học; trước cửa nhà, anh trồng cây ngắn ngày; tiếp theo là ao nuôi cá, cách xa nhà là chuồng nuôi lợn, gà; phía sau mảnh đồi là không gian trồng cây ăn quả.

Tại khu vực chăn nuôi, Ân xây dựng hệ thống bể biogas để tận dụng chất thải, tạo chất đốt và đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong chuồng nuôi, Ân chia thành các ô để tiện cho việc tách đàn và những lứa lợn được sắp xếp theo từng độ tuổi để dễ chăm sóc. Hiện, Ân đang xây dựng thêm một khoảnh vườn để tạo sân chơi cho lợn, cùng với đó là tận dụng những nông sản gia đình trồng được để làm thức ăn cho đàn lợn; bởi vậy, đàn lợn luôn phát triển nhanh, béo tốt và ít bệnh.

Dám nghĩ, dám làm và linh hoạt trong cách chăn nuôi cũng như kinh doanh; trang trại nhỏ mà Ân nỗ lực xây dựng đã giúp gia đình anh luôn có nguồn thu từ 150 – 200 triệu/năm. Trong năm 2019, Ân tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi với việc nuôi lợn nái, gà Đông Tảo, gà sao để cung cấp các sản phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Theo Báo Hà Giang


nuôi thả cá

làm giàu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.