- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lãng tử 9X xứ Thanh bỏ lương “khủng” về làng trồng...hành
Đó là câu chuyện khởi nghiệp của Ngô Hữu Sáu (SN 1994, thôn Mậu Đông, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).
Từ bỏ mức lương “khủng” hàng chục triệu đồng ở một công ty Nhật Bản chuyên về nông nghiệp hữu cơ ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), chàng trai lãng tử phong trần Ngô Hữu Sáu (SN 1994), ở thôn Mậu Đông, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) về quê "nghịch đất, nghịch nước" trồng rau sạch, cụ thể là đang trồng hành.
Đam mê nông nghiệp sạch
Đó là câu chuyện khởi nghiệp của Ngô Hữu Sáu (SN 1994, thôn Mậu Đông, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa). Sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Sáu sang Nhật Bản làm du học sinh một năm trong lĩnh vực nông nghiệp. Đến khi trở về nước anh làm cho một công ty Nhật Bản ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) chuyên về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Nhưng đam mê nông nghiệp và khát khao xây dựng quê hương giàu đẹp hơn, đã thôi thúc Sáu trở về quê lập nghiệp với mô hình trồng rau VietGAP, trồng hành VietGAP, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế.
Ngô Hữu Sáu đã từ bỏ lương mức “khủng” ở công ty Nhật Bản để về quê xứ Thanh trồng rau sạch. (ảnh H. D)
Đến Mậu Đông những ngày này mặc dù thời tiết nơi đây đang rất nóng bức, nhưng dưới cánh đồng rau xanh ngát, vẫn luôn tấp nập không khí “kẻ bán người mua”. Những ruộng lúa trước kia cho năng xuất thấp, nay đã được thay thế bằng màu xanh mướt của những vườn rau… Tất cả đó xuất phát từ hiệu quả mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP mà chàng trai trẻ Ngô Hữu Sáu đã chuyển giao công nghệ cho bà con nơi đây.
Gặp Ngô Hữu Sáu những ngày này cực kỳ khó, vì đây chính là thời điểm vụ hành trái mùa sắp sửa thu hoạch. Sau nhiều lần hẹn cuối cùng PV Báo điện tử DANVIET.VN cũng có buổi trò chuyện và thăm quan mô hình của anh.
Dưới cái nắng chói chang của những ngày giữa tháng 7 ở xứ Thanh, ngồi nghe Sáu kể về quá trình tìm tòi, học hỏi và áp dụng mô hình rau VietGAP, chúng tôi lại càng cảm phục những quyết tâm của anh.
:“Tôi đã từng có thời gian thu nhập ổn định với mức lương 40 - 60 triệu đồng mỗi tháng từ bên Nhật. Nhưng vì mục tiêu đặt ra đó không phải là thu nhập cao tại Nhật mà tôi muốn sang đó để học hỏi và trau dồi kiến thức, cách vận hành trang trại và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch của Nhật Bản", Sau thổ lộ.
Năm 2016, sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp, Ngô Hữu Sáu tham gia thi vào lớp thực tập sinh tại Nhật Bản. Đến năm 2017, Sáu quyết định về nước.
Thời gian đầu về nước Sáu làm tại một công ty trong lĩnh vực nông nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam với mức lương gần 50 triệu/ tháng. Cũng chính từ đây, Sáu manh nha ý tưởng xây dựng mô hình trồng rau sạch tại quê nhà. Đến đầu năm 2018, Sáu về quê lập nghiệp.
Ban đầu Sáu xin dồn hết ruộng của gia đình lại một khu và thuê thêm đất của bà con không canh tác để bắt tay vào trồng rau sạch. Vụ thu hoạch đầu tiên với mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, Sáu đã thành công. “Tuy lợi nhuận không cao nhưng đó là lân đầu để lấy động lực để phấn đấu. Với tôi không lỗ đó là một thành công bước đầu”, Sáu chia sẻ.
Trong trang trại của Sau, việc trồng hành trái vụ cho Ngô Hữu Sáu thu nhập cao hơn so với cây trồng khác. (ảnh H. D)
Khi được hỏi về lý do chấp nhận bỏ một công việc với điều kiện làm việc tốt, lương tương đối cao để về quê làm nông nghiệp, Sáu không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ mà trả lời rất quả quyết: “Từ khi còn nhỏ mình đã có một niềm yêu thích rất đặc biệt với các hoạt động nông nghiệp và luôn mơ ước xây dựng được cho riêng mình một mô hình nông nghiệp”.
Kiểm tiền triệu mỗi ngày nhờ trồng hành trái vụ
Với đam mê và tình yêu nghề đến cháy bỏng, chàng trai trẻ tiếp tục hành trình khởi nghiệp ở quê hương bằng một bước đột phá mới. Cuối năm 2018, Sáu quyết định dốc toàn vốn tự có, vay mượn thêm người thân để mở rộng hô hình sang trồng hành.
“Sau khảo sát tại địa phương và nhu cầu thị trường, tôi quyết định chuyển hướng sang trồng hành trong nhà màng. Đây là mô hình đem lại lợi nhuận cao hơn so với các cây trồng khác.” Sáu cho biết.
Nói là làm, Sáu mua thêm ruộng đất và mở rộng mô hình từ 1ha lên 2ha, xây dựng nhà màng và hệ thống tưới tự động để phục vụ mô hình trồng hành. Kết quả như mong đợi, lứa hành đầu tiên đã cho năng suất cao đem về lợi nhuận hàng chục triệu đồng. Đến nay, mô hình trồng hành trái vụ của Sáu đang ngày một phát triển và đem về thu nhập mỗi vụ từ khoảng 200 triệu đồng.
Theo Ngô Hữu Sáu, trồng hành không khó nhưng cũng dễ thất bại. (ảnh H. D)
Chia sẻ về cây hành, Sáu cho hay: “Trồng hành tưởng chừng rất dễ nhưng cũng rất dễ thất bại. Nhất là vào mùa mưa bão, hệ thống thoát nước không tốt sẽ bị ngập úng. Mỗi năm có thể trồng được 6 vụ hành, tương đương với mỗi vụ là 45 ngày trồng. Thời điểm này là thời điểm vụ hành trái vụ, nếu trồng hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận gấp đôi so với vụ thường. Giá bán thị trường hiện nay khoảng 5 triệu/1 sào hành. Nếu so với trồng rau củ quả thì trồng hành đem lại lợi nhuận hơn rất nhiều”.
Từ mô hình trồng hành, Ngô Hữu Sáu đã tạo công ăn việc làm cho gần 45 nhân công tại địa phương. Không chỉ được nhiều người biết đến bởi tấm gương chịu khó, ham học hỏi, Sáu còn được người dân nơi đây rất quý mến vì có lối sống tình cảm. Sau khi thành công với mô hình của mình, Sáu không ngần ngại chuyển giao công nghệ và giúp bà con thay đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, nhiều hộ dân tại địa phương đã đi lên từ mô hình trồng rau VietGap.
Theo Dân Việt
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.