Loạt startup bị đánh giá 'ảo tưởng sức mạnh' vì định giá trên trời tại Shark Tank mùa 3

Gọi vốn "khủng", "ngáo giá" là những lần các nhà đầu tư Shark Tank mùa 3

Gọi vốn "khủng", "ngáo giá" là những lần các nhà đầu tư Shark Tank mùa 3 thốt lên khi các startup DrExpedia, khung xếp hình Khánh Trình... định giá thương hiệu cao ngất ngưởng khi gọi vốn.

Qua 3 mùa Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ, bên cạnh những dự án có tiềm năng, hứa hẹn khả năng sinh phát triển, không ít nhà khởi nghiệp mắc sai lầm, hiểu sai hoặc đánh giá không đúng giá trị thương hiệu, đưa ra con số gọi vốn "khủng" khiến các nhà đầu tư ngỡ ngàng.

Startup khung xếp Khánh Trình gọi vốn 5 triệu USD

Ở tập 6 Shark Tank mùa 3 Shark Tank nổi lên màn gọi vốn 5 triệu USD cho 10% cổ phần gây tranh cãi của startup Khung xếp Khánh Trình.

Theo CEO Khánh Trình, khung xếp đa năng tự lực của công ty hỗ trợ khách hàng tập luyện, phòng ngừa, điều trị các bệnh đau lưng, cột sống, thoát vị đĩa đệm hay giúp trẻ em, thanh thiếu niên tăng chiều cao. Sản phẩm có thể tăng giảm chiều cao linh hoạt, phù hợp với người sử dụng.

"Mặc dù sản phẩm trông rất đơn giản nhưng chúng tôi đã xuất khẩu hơn 1000 sản phẩm qua 40 quốc gia. Hiện nay, trên website bán lẻ của chúng tôi hoặc trên Amazon, mỗi bộ sản phẩm có giá hơn 300USD (khoảng 7 triệu đồng).

Doanh thu trung bình của công ty là 1 tỷ đồng/tháng, lợi nhuận chiếm 30%. Nếu các Shark đầu tư, dự kiến từ 3-5 năm sẽ thu hồi được vốn", Khánh Trình nói.

Loạt startup bị đánh giá ảo tưởng sức mạnh vì định giá trên trời tại Shark Tank mùa 3-1

Màn định giá không tưởng của khung xếp hình Khánh Trình khiến các nhà đầu tư Shark Tank bất ngờ.

Tuy nhiên, màn thuyết trình của startup không thể thuyết phục các nhà đầu tư, sản phẩm của Khánh Trình không quá đặc biệt.

"Em định giá công ty hơn 1.000 tỷ đồng, không hiểu các startup Việt Nam bây giờ đang bị ngáo giá hay sao ấy", Shark Nguyễn Hòa Bình thốt lên. Với mức lợi nhuận tháng 400 triệu đồng, theo vị Chủ tịch Tập đoàn NextTech, công ty Khánh Trình chỉ ở có thể định giá tối đa là 30 tỷ đồng.

Shark Phạm Thanh Hưng cho rằng, mức giá 5 triệu USD là một mức giá "điên rồ" cho một sản phẩm quá đơn giản. Thậm chí, vị "cá mập" khá phũ phàng khi khuyên startup nên "về sản xuất máy in tiền, một năm mới in đủ 5 triệu USD".

"Tối nay ăn gì" định giá công ty 250 tỷ đồng

Cũng trong tập 6 Shark Tank mùa 3, Lê Thị Thùy Linh, người sáng lập và điều hành công ty "Tối nay ăn gì" (cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực thực phẩm tươi sạch với thời gian 24h) gọi 2,5 tỷ đồng cho 1% cổ phần, mức cổ phần tối đa gọi vốn lần này là 20%.

Theo Thùy Linh, tại thời điểm chạy thử nghiệm một tháng, doanh số của "Tối nay ăn gì" đã đạt 700 triệu đồng. Tuy nhiên, ở thời điểm gọi vốn SharkTank, cả website và ứng dụng của dự án đều đã ngừng hoạt động.

"Hiện nay mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và đang tạm dừng để làm cho nó tốt hơn, như vậy mà em định giá doanh nghiệp của mình 250 tỷ đồng. Em đến đây để đùa với các Shark phải không?", Shark Nguyễn Hòa Bình nhận xét.

Theo "cá mập", giá trị của công ty đang là một con số không tưởng.

Dự án y tế DrExperia định giá 110 tỷ đồng

Chưa thành lập doanh nghiệp nhưng chỉ dựa vào sản phẩm DrExpedia.com (cho phép người dùng kết nối với các phòng gym, bác sỹ, dược sỹ để sử dụng các dịch vụ cao cấp y tế) hay DrExperia, hai nhà sáng lập Kim Phụng và nữ sinh viên y khoa Hồng Nguyên đến Shark Tank mùa 3, định giá doanh nghiệp ở mức 110 tỷ đồng, khiến các nhà đầu tư phải thốt lên "mông lung như một trò đùa".

Startup cho biết, nguồn thu của DrExpedia đến từ 4 phần: Cung cấp nhân sự y tế, cung cấp cho các thị trường chiến lược ở Canada, Campuchia và Thái Lan, thiết bị telemedicine, đồng hồ thiết bị đeo tay và cung cấp giải pháp số hóa cho các doanh nghiệp thông qua Cloud, AI, 5G, Blockchain.

Mặc dù phần thuyết trình sử dụng rất nhiều thuật ngữ về công nghệ, song đáng tiếc, startup bị các nhà đầu tư đánh giá không cao về đường hướng kinh doanh.

Loạt startup bị đánh giá ảo tưởng sức mạnh vì định giá trên trời tại Shark Tank mùa 3-2

Các nhà đầu tư nhận xét sự án DrExpedia không khả thi và định giá quá cao.

"Anh làm doanh nghiệp công nghệ được khoảng 20 năm rồi, ngay ở Việt Nam các công nghệ em vừa nói được ứng dụng còn rất hạn hẹp và nó đều là thuật ngữ “chém” cho tương lai. Các em tự định giá mình 110 tỷ có khi các em không phải người của trái đất này. Anh không đầu tư lý do vì em là người của hành tinh khác", Shark Bình phũ phàng.

Shark Dzung Nguyễn cũng khá thẳng thắng nhận xét, hai nhà sáng lập chưa nhìn thấy bước đi cụ thể khi khởi nghiệp mà mới chỉ vẽ ra đường hướng mơ mộng. "Anh thấy hai em đang mông lung như một trò đùa", Shark Dzung nói.

Cho rằng kêu gọi Shark bỏ 5,5 tỷ mà chỉ 5% cổ phần là con số vô lý Shark Đỗ Liên, Nguyễn Thanh Việt và Phạm Thanh Hưng đều từ chối dự án này.

Theo Báo dân sinh


nhà đầu tuư

startup

Shark Tank


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.