- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Táo thối rụng đầy vườn, trong khi người khác chỉ biết làm thức ăn cho lợn thì bà chủ nhỏ này lại có cách kiếm bộn tiền
Tất cả sự vật trên thế giới này đều có sự hữu dụng riêng, không có thứ gì đơn giản là phế liệu, điều quan trọng là bạn có thể phát hiện ra giá trị ẩn chứa bên trong những thứ phế liệu đó hay không.
Rất có thể, ở thời điểm này, địa điểm này, đối với người này, đó chỉ là phế liệu nhưng ở thời điểm và địa điểm khác, thứ phế liệu này lại là thứ cần thiết và có ích cho người khác.
Những quả táo ngon nhưng… bị thối
Chị Châu năm nay đã 56 tuổi, là một công nhân đã về hưu, hàng tháng chị đều nhận được hơn 2.000 tệ tiền lương hưu. Ở Bắc Kinh, chị có tới hai ngôi nhà, con cái đều làm việc và sinh sống ở nước ngoài, rất ít khi về nước.
Sau khi về hưu, chị Châu cảm thấy cuộc sống trong thành phố quá
buồn tẻ, liền bàn bạc với chồng dọn đến nhà anh họ ở một huyện ngoại
thành, vì ở đó không khí trong lành, nước sạch, nhịp sống lại nhàn nhã,
yên bình, rất có lợi cho sức khỏe.
Đồng thời, anh chị cho thuê hai căn nhà ở trung tâm thành phố, mỗi tháng cũng kiếm được hơn 10.000 tệ nên cuộc sống rất thoải mái.
Khi anh chị Châu chuyển đến cũng là lúc khu vực đó đang có chiến dịch thúc đẩy du lịch ngoại ô, coi đó là một hướng phát triển kinh tế địa phương. Anh chị liền mở một trang trại và cùng anh họ thuê một mảnh vườn rộng khoảng hơn 100 mẫu để trồng cây ăn quả.
Trang trại của chị Châu chủ yếu trồng cây ăn quả và một ít rau xanh để phục vụ những người khách đến đây du lịch. Những cây táo, lê của trang trại rất thu hút khách du lịch. Họ đều có thể mua táo mang về nhà, nhờ đó mà 1/3 số hoa quả của trang trại đã được tiêu thụ nhanh chóng, lợi nhuận cũng cao hơn khi bán cho những thương lái.
Chị Châu mừng lắm, nhưng niềm vui mới nhen nhóm đã phải nhường chỗ cho nỗi lo, vì khách du lịch chỉ tới vào một mùa nhất định, thời gian khác trong năm không có mấy ai đến đây. Dù cửa hàng hoa quả vẫn có đồng ra đồng vào nhưng chị không đành lòng nhìn cảnh trong vườn đầy trái cây thối, rụng.
Chất lượng táo của nhà chị Châu không phải là thấp, chỉ có điều không bảo quản được, nếu cứ để thối hỏng thì không bán được đồng nào cả. Những quả táo rụng chẳng có thương lái nào thu mua, nếu mang ra chợ bán thì tiền công và tiền xe cũng đã cao hơn cả tiền bán.
Thay vào đó hàng xóm xung quanh nhặt quả rụng về cho lợn ăn. Mỗi năm, số táo bị vứt đi trong làng lên tới cả tấn. Từ trước tới nay, chị quen mua táo loại ngon, mỗi cân cũng phải 10 tệ nên khi nhìn thấy những quả táo bị biến thành rác lòng chị luôn trăn trở ý nghĩ làm thế nào để tận dụng hết số táo đó, biến rác thải thành tiền.
Biến rác thành tiền
Ban đầu, chị Châu nghĩ đến việc bỏ hết những quả hỏng đi, giữ lại quả lành ép lấy nước và bán cho khách du lịch.
Nhưng chồng và anh họ của chị một mực phản đối, vì nếu khách du lịch biết được rằng nước táo ép mà họ mua được làm từ những quả táo rụng và thải loại thì nhất định sẽ rất tức giận; mặt khác, muốn làm nước táo ép đóng chai thì phải có máy móc, kĩ thuật, và phải biết cách quản lí nữa. Sau lần đó, chị Châu vẫn không từ bỏ ý định, quyết tâm tìm ra một biện pháp khác.
Một hôm, qua tìm hiểu, chị Châu thấy có người phát tài nhờ nuôi sâu bột, hoa quả hỏng có thể dùng làm thức ăn cho loài sâu này. Chị đã suy nghĩ nhiều và quyết định thử sức trên lĩnh vực mới này, sâu bột là loài có tính ứng dụng cao, có thể làm thức ăn cho các loài bò sát, cá và gia cầm.
Nuôi sâu bột chắc chắn sẽ có đầu ra, có điều giá cả sẽ là bao nhiêu mà thôi. Tiền đầu tư vào việc này cũng không đáng là bao, chỉ cần bỏ ra chút tiền để mua sâu bột về nuôi thử, nếu có thất bại thì cũng thiệt hại không đáng kể.
Thế là chị bắt tay vào nuôi sâu bột, người bán còn tặng cho chị mấy quyển sổ tay hướng dẫn cách nuôi. Mất nửa năm chị Châu mới nắm vững phương pháp nuôi sâu bột, mỗi tháng, chị có thể bán được hơn 3.000 tệ tiền sâu, tuy không phải là một số tiền lớn nhưng cũng gọi là có thu nhập.
Đang trên đà phát triển, chị Châu còn nghĩ ra một số món ăn chế biến từ sâu bột để bán cho khách du lịch. Rất nhiều khách tò mò và thưởng thức món ăn có vẻ rùng rợn này một cách thích thú, sau khi nếm thử, họ đều thấy món này cũng khá ngon miệng nên đã không tiếc lời quảng cáo giúp chị.
Việc kinh doanh của chị Châu ngày càng phát đạt, tiếng tăm của chị lan ra khắp vùng, rất nhiều du khách đến đây chỉ để thưởng thức món sâu bột của chị, đồng thời được hái táo ở vườn một cách thỏa thích.
Có một thời gian, số lượng sâu bột nhân được tăng quá nhanh, không tiêu thụ kịp, chị phải mang sâu ra nuôi gà. Không ngờ, gà nhà chị ăn xong thì lớn rất nhanh bởi sâu bột có giá trị dinh dưỡng cao.
Ngay cả trứng gà nhà chị cũng có hương vị rất khác biệt khiến thực khách rất thích thú. Vậy là cửa tiệm của chị lại có thêm hai món chủ đạo mới là thịt gà và trứng gà.
Mỗi khi có khách tới, chị Châu đều dẫn họ đi thăm quan nơi nuôi sâu bột và gà trong trang trại của mình, những người thành phố thường thích những điều mới mẻ, bên cạnh đó, đây cũng là một trải nghiệm rất thú vị.
Sau khi thăm quan, ăn uống, họ còn mua gà và trứng gà về nhà để làm quà và dùng dần. Tất nhiên, giá bán gà và trứng gà nhà chị Châu cao hơn so với thị trường một chút. Vậy là chị Châu không những đã biến những quả táo bỏ đi trong trang trại nhà mình thành thứ hữu dụng mà còn khuyến khích các hộ khác cùng tham gia ngành nghề này.
* Nội dung bài viết tham khảo cuốn sách Bí quyết kinh doanh của ông chủ nhỏ.
Theo Trí thức trẻ
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.