- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trai trẻ Đắk Lắk 'hô biến' vỏ đạn thành khoản lãi ròng 1 tỷ đồng/năm
Từ những chiếc vỏ đạn phế liệu, anh Phạm Trung Dũng ở thôn 14 (xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) đã chế tác thành những món hàng lưu niệm độc đáo, đẹp mắt có giá trị cao.
Anh Dũng đến với nghề làm thủ công mỹ nghệ này cũng thật tình cờ. Trong quá trình đi nghĩa vụ quân sự, anh đã học hỏi được cách làm một số món đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ đạn. Mục đích ban đầu của anh là làm cho vui, nhưng sau đó thấy nhiều chiến sĩ hỏi mua để làm vật kỷ niệm thời đi lính nên anh đã ấp ủ ý định làm đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ đạn để bán.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do anh Dũng chế tác từ vỏ đạn.
Cuối năm 2014, sau khi xuất ngũ, anh Dũng bắt tay ngay vào việc hiện thực hóa ý tưởng của mình. Với số vốn ban đầu 10 triệu đồng, anh đầu tư mua máy khoan, máy mài và tự mày mò cách cắt, ghép để tạo ra một sản phẩm mỹ nghệ hoàn chỉnh.
Sản phẩm đầu tay chủ yếu là những món đồ lưu niệm nhỏ gọn và dễ dàng mang theo như móc khóa, bật lửa, bút viết... được anh mang đến chào hàng tại căn tin của các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Để có nguồn vật liệu, anh đã liên hệ với Trường tập bắn ở Địa đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh, nơi có dịch vụ bắn đạn thật cho du khách tham quan) thu mua lại vỏ đạn. Theo anh Dũng, các sản phẩm đều được làm thủ công hoàn toàn với độ chính xác cao nên đòi hỏi người làm phải khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn.
Anh Dũng (bìa trái) hướng dẫn cho người làm cách đánh bóng sản phẩm.
Cuối năm 2017, anh Dũng bỏ ra 350 triệu đồng đầu tư xây dựng khu nhà xưởng với diện tích 40 m2 và mua sắm máy khắc laser trên kim loại để mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, anh tiếp tục học hỏi, nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kích thước như gạt tàn thuốc, mô hình trái tim, tàu chiến, máy bay, xe tăng… nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng.Ngoài những mẫu làm sẵn, anh Dũng còn nhận làm theo đơn hàng và yêu cầu của khách. Anh Dũng cho biết, trung bình mỗi tháng anh xuất ra thị trường 2.000 - 3.000 sản phẩm, thậm chí những lúc cao điểm lên đến 10.000 sản phẩm.
Sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh thu lãi khoảng 1 tỷ đồng. Hiện cơ sở sản xuất của anh đang tạo việc làm thường xuyên cho 6 thanh niên tại địa phương với mức lương từ 6-15 triệu đồng/tháng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò Bí thi Chi đoàn thôn 14, anh Dũng luôn tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động phong trào tại địa phương; tích vận động, hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tham gia lao động, cải thiện cuộc sống.
Đặc biệt, anh Phạm Trung Dũng đã xây dựng và duy trì có hiệu quả tổ vay vốn xoay vòng giúp những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn được vay để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế.
Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liền anh Phạm Trung Dũng được Ban Thường vụ Huyện Đoàn Cư Kuin khen thưởng. Năm 2018, anh Dũng vinh dự là một trong 49 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác được Tỉnh Đoàn tuyên dương.
Theo Dân Việt
-
Làm giàu05/01/2021Chốt cho một năm thắng đậm chưa từng có, tháng giáp Tết Nguyên đán này, lão nông thương binh ở Sơn La bán thêm 2.500 con lợn thịt, dự kiến thu về hơn 20 tỷ đồng.
-
Làm giàu01/10/2020Những chiếc bánh Trung thu vẽ tay của chị Trường An khiến bao người phải ngỡ ngàng, không nỡ ăn vì quá đẹp và độc đáo, đây cũng là sự đột phá mới mẻ, tạo ra câu chuyện mới cho mùa Trăng Rằm Tháng 8.
-
Làm giàu08/08/2020Kho báu lan đột biến được gia đình "lão nông" ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội" kỳ công chăm sóc, bảo vệ, bởi đó là cả một gia tài khổng lồ.
-
Làm giàu26/06/2020Gần đây, lan đột biến bất ngờ lên cơn sốt, nhiều giò lan có giá tới hàng tỷ, thậm chí chục tỷ đồng. Vậy có đúng lan đột biến có giá cao ngất như vậy hay chỉ là chiêu trò thổi giá của dân buôn lan?
-
Làm giàu26/06/2020Dù thu nhập của hai vợ chồng chỉ quanh quẩn mức hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng nhờ một chút liều lĩnh và tư duy không giống số đông mà chị Ân, anh Toản đã sở hữu cho mình hai ngôi nhà tại Hà Nội.
-
Làm giàu19/06/2020Thay đổi quá trình thụ phấn để “ép” cây bưởi Diễn cho 15 vạn quả thành công, chàng sinh viên bán kem dạo năm xưa nay thành nông dân tỷ phú.
-
Làm giàu18/06/2020Nhờ lời rủ từ một người bạn mà gia đình anh Duy chị Duyên (Nam Định) đã thoát khỏi cơn ác mộng mang tên giá điện cao trong những năm tháng đi thuê trọ.
-
Làm giàu17/06/2020Trên diện tích 900 m2, anh Trần Văn Dũng, xã Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) đầu tư chuồng trại nuôi chim công, đem lại thu nhập cao cho gia đình.
-
Làm giàu16/06/2020Có môi trường, có cơ hội, tội gì mà không kiếm thêm đồng ra đồng vào?
-
Làm giàu12/06/2020Nhiều người coi việc mua nhà ở những khu tập thể cũ là một kênh đầu tư để hy vọng khi cải tạo hoặc xây mới, có thể đổi được sang căn hộ đẹp hơn mà vẫn ở vị trí này.
-
Làm giàu10/06/2020Vừa làm kế toán tại một doanh nghiệp, nhờ tự mày mò, người phụ nữ này đã bập bẹ kinh doanh yến sào, trà mãng cầu Sóc Trăng để tăng thu nhập.
-
Làm giàu09/06/2020Sau hơn 10 năm theo cái nghề “mà cả xã hội chẳng ai muốn làm”, với số tiền kha khá dành dụm được, năm 2019 vợ chồng chị Luyến đã xây nhà 2 tầng khang trang ở quê.