10 khoảnh khắc “giết chết” tính cách lạc quan của trẻ nhỏ, thường gặp và nguy hiểm nhất là điều số 2

Đừng để những lời nói, cách ứng xử không đúng của người lớn vô tình "giết chết" tính cách lạc quan và tự tin của con trẻ.

Trên con đường lớn lên của trẻ nếu thiếu sự cảm thông và khích lệ từ phụ huynh sẽ khiến trẻ bất mãn về bản thân, từ đó luôn cảm thấy tự ti thay vì tự tin. Dưới đây là những trường hợp thường gặp nhưng rất nguy hiểm khiến trẻ mất hết tính lạc quan và luôn tự ti về chính mình. 

1. Khi trẻ em được điểm cao

Khi một đứa trẻ được điểm, nếu cha mẹ nói: "Có gì đâu mà giỏi, lớp còn nhiều bạn giỏi hơn”.

Đứa trẻ sẽ nghĩ: "Trong mắt cha mẹ, mình không tốt."

Khi trẻ đáng được khen ngợi, cha mẹ không nên quá khiêm tốn, nếu lời khen là khách quan và đúng đắn thì hãy để trẻ sẵn sàng chấp nhận, sự công nhận của người lớn chính là động lực để trẻ chăm chỉ và tiến bộ hơn.

Cha mẹ nên nói: "Con thật giỏi, hãy tiếp tục cố gắng nhé!"

2. Khi một đứa trẻ quyết định làm điều gì đó

10 khoảnh khắc giết chết” tính cách lạc quan của trẻ nhỏ, thường gặp và nguy hiểm nhất là điều số 2-1

Khi một đứa trẻ quyết tâm làm một việc gì đó, nếu cha mẹ nói: “Con còn quá nhỏ, con không thể làm được”

Trẻ em sẽ nghĩ: "Mình không đủ khả năng làm việc đó, mình thật là kém cỏi"

Câu này sẽ triệt tiêu sự tự tin hoàn toàn ban đầu của trẻ. Điều đáng sợ hơn nữa là trong tương lai, trẻ sẽ vô hình chung giao quyền quyết định khám phá những điều mới mẻ cho cha mẹ và trở nên chần chừ trong mọi việc.

Trong tình huống này, cha mẹ nên nói những lời như:  "Nếu con nghĩ về nó, hãy thử nó."

3. Khi một đứa trẻ thất bại trong một thử thách

Khi trẻ không thử thách được điều gì đó, nếu cha mẹ nói: "Mẹ đã nói với con rằng con không thể làm được". 

Trẻ em sẽ nghĩ rằng : "Nếu mình biết thế này, mình đã không nói với người lớn."

Điều này sẽ không tốt cho con cái hay cha mẹ mà chỉ làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng xa cách và xấu đi. Chỉ khi cha mẹ đặt niềm tin vào con cái thì mới có thể khiến trẻ tự tin và lạc quan.

Cha mẹ hãy nói với trẻ: "Con đã làm một công việc tuyệt vời và con sẽ thành công vào lần sau."

4. Khi một đứa trẻ gặp phải việc không làm được 

Khi trẻ gặp phải việc không làm được, nếu cha mẹ nói: "Sao con ngu quá!"

Đứa trẻ nghĩ: "Có lẽ mình thật sự rất ngốc".

Khi con không làm được một việc gì đó, cha mẹ phải có thái độ bao dung và cho con cơ hội thử lại. Nếu cha mẹ phản ứng quá mạnh trước những thất bại của con sẽ khiến trẻ cảm thấy bi quan.

Cha mẹ nên động viên trẻ bằng câu: "Con thật tuyệt, mẹ tin tưởng vào con."

5. Khi bạn muốn con mình thay đổi những thói quen xấu

10 khoảnh khắc giết chết” tính cách lạc quan của trẻ nhỏ, thường gặp và nguy hiểm nhất là điều số 2-2


Khi cha mẹ muốn con sửa những thói quen xấu, nếu cha mẹ nói: "Nếu con không ... con sẽ ..."

Đứa trẻ sẽ nghĩ: "Mình sẽ sửa, nhưng mình không nghĩ rằng mình sai."

Những lời đe dọa không thuyết phục được trẻ. Hãy thử thay thế lời đe dọa bằng một lời hứa. Khi con đang chơi trong siêu thị và không muốn về nhà, đừng đe dọa hay mắng trẻ, thay vào đó hãy nói: “Hãy về nhà nhanh chóng để chúng ta có thể có thời gian chơi cùng nhau".

6. Khi bạn muốn tạo động lực cho con mình

Khi muốn tạo động lực cho trẻ, nếu cha mẹ nói: "Con hãy xem bạn A ở lớp học giỏi như thế nào."

Đứa trẻ sẽ nghĩ: "Dù mình có giỏi đến đâu mẹ cũng không thể nhìn thấy."

Mọi đứa trẻ đều là duy nhất, so sánh con cái khiến cho trẻ thấy thiếu tự tin và khó chịu trong lòng. Chỉ khi cha mẹ nhìn thấy và đánh giá đúng những ưu điểm của trẻ, trẻ mới có thể tràn đầy lạc quan và tự tin.

Hãy nói với con rằng "Mẹ biết con đang cố gắng bắt kịp A, mẹ rất tự hào về con."

7. Khi bạn muốn con mình học giỏi

Khi cha mẹ muốn con cái chăm chỉ học hành, nếu cha mẹ nói: "Nếu con học như vậy chỉ có nước sau này đi làm quét rác!"

Đứa trẻ sẽ nghĩ: "Tương lai mình sẽ rất tệ."

Trên thực tế, cha mẹ có thể chỉ nói đùa, nhưng trẻ sẽ thực sự ghi nhận điều đó và cảm thấy áp lực. Những dự đoán không hay mà cha mẹ đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự lạc quan của con.

Nên nới với trẻ những câu như:  "Nào, cất đồ chơi đi, và mẹ sẽ làm bài tập với con."

8. Khi giới thiệu con bạn với người khác

Khi cha mẹ giới thiệu đứa trẻ với những người khác, nếu cha mẹ nói: "Nó còn cẩu thả và bừa bộn lắm".

Đứa trẻ sẽ nghĩ : "Thật đáng xấu hổ khi người ngoài biết chuyện riêng tư của mình."

Giống như người lớn, trẻ em cũng có lòng tự trọng và không thể bị chà đạp. Cha mẹ nên bảo vệ lòng tự trọng của con mình và học cách giúp trẻ nhận điểm yếu của mình và xây dựng lòng tự tin.

Cha me nên nói:  "Đây là con tôi, và nó rất tuyệt."

9. Khi bạn muốn con bạn học cách biết ơn

Khi muốn con mình học cách biết ơn, nếu cha mẹ nói: "Cha mẹ đã phải rất vất vả để nuôi được con".

Đứa trẻ sẽ nghĩ : "Thật tội lỗi, không có cách nào báo đáp được cha mẹ."

 Yêu cầu được biết ơn là một áp lực đối với một đứa trẻ không có khả năng đáp lại, và những đứa trẻ nhỏ không thể chịu được áp lực đó.

Cha mẹ có thể nói: "Bố mẹ vừa đi làm về mệt, mẹ có thể rót cho chúng ta một cốc nước được không?"

10. Khi đứa trẻ đang tiến bộ

Khi trẻ đang tiến bộ, nếu cha mẹ nói: "Con là số một, con là giỏi nhất ..."

Đứa trẻ sẽ nghĩ : "Nếu lần sau không đứng nhất, cha mẹ sẽ rất thất vọng."

Bạn nên biết rằng những đứa trẻ được khen ngợi quá mức trong những năm đầu đời của chúng có thể sẽ gặp phải sự thất vọng lớn khi chúng lớn lên và bước vào xã hội, và sẽ rất khó để đối mặt với những thất bại. Cha mẹ không thể đặt con mình quá nhiều áp lực vì con quá giỏi.

Nói điều gì đó như:  "Cho dù bạn là số 1 hay không, mẹ yêu con như nhau."

Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.