- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
12 năm tìm con của cặp vợ chồng hiếm muộn do tinh trùng dị dạng
Ngược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa hiếm muộn hơn 1 thập kỷ, cặp vợ chồng 8x bất ngờ nhận được niềm hạnh phúc gấp đôi
Anh Nguyễn Văn Th. (SN 1982) và chị Nguyễn Thị T. (SN 1986) cùng quê ở Quảng Bình, kết hôn năm 2010. Chị T. là giáo viên mầm non, còn anh Th. là lao động tự do. Sau kết hôn, anh vào TP HCM làm việc, còn vợ tiếp tục ở lại quê nhà dạy học.
Mong sớm có tiếng cười trẻ thơ, năm 2013, anh Th. về quê làm việc để vợ chồng gần nhau. Thời gian đó, cả hai đã thăm khám hiếm muộn nhiều nơi, điều trị nhiều loại thuốc nhưng mãi chưa thấy "tin vui".
Chị Nguyễn Thị T. là giáo viên mầm non, hàng ngày chăm sóc các cháu nhỏ
Hạnh phúc đến muộn
Là giáo viên mầm non, hàng ngày chăm sóc, tiếp xúc các cháu nhỏ chị T. lại càng khát khao được làm mẹ. Những năm sau đó, hai vợ chồng đi vào Huế, rồi TP HCM thăm khám, các bác sĩ đều kết luận chồng bị tinh trùng yếu, đồng thời tư vấn điều trị bằng thuốc, bồi bổ sức khỏe để có con tự nhiên.
Đến năm 2016, tưởng chừng giấc mơ được bế bồng con yêu trở thành hiện thực khi chị T. có thai tự nhiên, nhưng chỉ đến tháng thứ 3 của thai kỳ, chị bị thai lưu.
Năm 2017, vợ chồng chị T. một lần nữa vào TP HCM thăm khám. Vẫn kết quả như lần khám trước, bác sĩ kết luận tinh trùng chồng yếu, dị dạng nhiều nên khó có thai tự nhiên. Sau đó 2 năm, chị T. có thai nhưng rồi lại bị hỏng.
Sau những năm tháng "tìm con" trong vô vọng, tháng 10- 2021, vợ chồng chị T. dành hết số tiền tích góp ra Hà Nội can thiệp, hỗ trợ sinh sản với mong muốn sớm hiện thực hóa giấc mơ được làm cha, mẹ.
Thăm khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, kết quả cho thấy anh Th. bị tinh trùng yếu và dị dạng nhiều.
Trong khi đó, theo bác sĩ nếu muốn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cần phải tìm những con tinh trùng khỏe mạnh, kết hợp với trứng của chị T. để tạo phôi đạt yêu cầu, rồi mới chuyển vào buồng tử cung.
Sau quá trình điều trị, vợ chồng chị T. đã tạo được 5 phôi tốt. Bác sĩ đã chuyển phôi, đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cũng như động viên hai vợ chồng để có tâm lý thoải mái nhất.
10 ngày chuyển phôi, tin vui đã đến khi chị T. test que thử thai lên "hai vạch". Hai tuần sau đi siêu âm, niềm hạnh phúc được nhân lên gấp bội khi bác sĩ thông báo, chị T. mang song thai.
Vượt qua nỗi lo lắng mất con ở 2 lần mang thai tự nhiên trước đây, quá trình thai kỳ lần này của chị T. khá thuận lợi. Cuối năm 2022, cặp song sinh là N.N.B.A và N.N.P.Q chào đời trong niềm hạnh phúc ngập tràn của gia đình.
Cặp song song sinh là bé trai con vợ chồng chị T. phát triển khỏe mạnh. Ảnh; Thanh Tâm
Tinh trùng yếu là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh
Lý giải tình trạng tinh trùng yếu ở người chồng, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Phó giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết cho biết trung bình mỗi lần "lâm trận" nam giới có thể xuất tới hàng trăm triệu tinh binh, chúng cùng bơi ngược lên tử cung để tìm trứng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi xét nghiệm, lượng tinh trùng có trong tinh dịch rất ít, số lượng tinh trùng khỏe mạnh chỉ chiếm 1-2%.
"Lượng tinh trùng đã ít lại bị dị tật đầu, cổ, đuôi, khả năng di động kém là những bất thường phổ biến gây vô sinh nam giới. Những con tinh trùng vốn bị yếu này, lại bị dị dạng nên thường chết yểu trong những lần "xuất quân""- bác sĩ Hưởng giải thích.
Xét nghiệm đánh giá chất lượng tinh trùng
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng dị dạng tinh trùng có rất nhiều, như bất thường trong quá trình sinh tinh, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, lối sống không khoa học, thường xuyên bị stress, hút thuốc lá, nghiện rượu, bia…
Để biết tinh trùng người đàn ông có khỏe mạnh hay không cần căn cứ vào 3 yếu tố chính: Thứ nhất để có thể thụ thai tự nhiên, mật độ tinh trùng cần trên 15 triệu/ml. Về chất lượng "tinh binh" cần trên 4% lượng tinh trùng có hình dạng và cấu trúc bình thường. Thứ ba là khả năng di chuyển, bởi trong một mẫu tinh trùng khỏe mạnh, khoảng 40% số tinh trùng có khả năng tự bơi và luồn lách giỏi để tham gia hành trình đi tìm trứng. Lượng tinh trùng có khả năng di chuyển tiến tới về phía trước yêu cầu tối thiểu là 32%.
Do vậy, bác sĩ Hưởng khuyến cáo các cặp vợ chồng việc khám tiền sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân hoặc khám vô sinh, hiếm muộn sau 6 tháng quan hệ bình thường mà không có con rất quan trọng.
Theo NLĐ
-
Làm mẹ18 giờ trướcTừ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.
-
Làm mẹ20 giờ trướcMặc dù có rất nhiều khuyến cáo về tình trạng béo phì nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao, nhất là trẻ em ở các thành phố lớn.
-
Làm mẹ1 ngày trướcVới những mẹ bầu có thói quen vận động từ xưa thì các bạn có thể chơi rất nhiều môn miễn là các môn đó mang tính chất tĩnh cho vùng lõi của cơ thể - vùng bụng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBất đồng quan điểm trong quá trình dạy con học là nguyên nhân khiến không ít cặp vợ chồng cãi vã.
-
Làm mẹ2 ngày trướcKhông thể bình tĩnh trước việc con xem phim nhạy cảm trong điện thoại, bà mẹ đã có phản ứng tiêu cực.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTôi luôn tin rằng Trà My và Phương Nguyên nhà tôi sẽ hạnh phúc mai này. Vì mẹ của hai con là một người mẹ hạnh phúc.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ những nước phát triển, việc cho trẻ tiếp cận với các kênh giáo dục tài chính được áp dụng từ sớm. Người Do Thái còn lấy tiếng leng keng của đồng tiền để mừng trẻ ra đời.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTình thương của cha mẹ không được thể hiện một cách đúng mực sẽ khiến con trẻ tổn thương
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều trẻ em rất thích ăn trứng, có bé không ăn thức ăn gì ngoài trứng. Điều này dẫn đến việc làm khó các bà mẹ khi lựa chọn thực đơn cho con. Chưa kể, trứng tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu quá lạm dụng cũng sẽ dẫn đến tác dụng ngược.
-
Làm mẹ6 ngày trướcSố liệu ghi nhận gần đây cho thấy, trẻ ở thành phố mắc tật khúc xạ nhiều hơn trẻ nông thôn, nhất là sau đại dịch COVID-19, tỷ lệ này tăng mạnh.
-
Làm mẹ26/09/2024Việc bé Pam òa khóc tại sự kiện fan meeting là bài học về trách nhiệm của phụ huynh và xã hội trong bảo vệ quyền lợi của trẻ em trước sức ép của thời đại số.
-
Làm mẹ26/09/2024Kể lại câu chuyện đáng tiếc xảy ra với cô con gái (nay đã sang tuổi 15), chị V.T.L (Thái Nguyên) không khỏi nghẹn ngào. Một năm qua, chị L. luôn ở bên, định hướng cho con nhưng nỗi ân hận không ngừng hành hạ trái tim người mẹ.
-
Làm mẹ26/09/2024Khi nhà trường phân biệt hình thức khen ngợi theo số tiền ủng hộ, trẻ có thể tiếp nhận "bài học" sai lầm rằng lòng nhân ái được đo bằng độ lớn của đồng tiền.