Có 3 thứ bố mẹ buộc PHẢI HÀO PHÓNG với con: Càng mạnh tay thì cuộc đời con càng tươi sáng!

Nếu "tiết kiệm" những điều này, tốc độ phát triển của con sẽ chậm hơn bạn bè, ảnh hưởng không tốt đến tương lai.

Cha mẹ nào cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp. Dù điều kiện gia đình không khá giả thì cha mẹ vẫn cố làm mọi điều để giảm thiểu khoảng cách giữa con và những đứa trẻ khác, tránh cho con bị thua thiệt từ điểm xuất phát. 

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy con, có 3 điều mà bậc cha mẹ thông minh cần phải HÀO PHÓNG với con. Nếu "TIẾT KIỆM", tốc độ phát triển của con sẽ chậm hơn bạn bè, ảnh hưởng không tốt đến tương lai. Vậy 3 khía cạnh đó là gì?

01. Khía cạnh giáo dục

Dù cha mẹ có nghèo đến đâu thì việc học hành của con cái cũng không thể bỏ bê. Chúng ta đều đã nghe qua câu chuyện dạy con của mẹ Mạnh Tử. Mạnh Tử vốn mồ côi cha và chịu sự giáo dục nghiêm túc của mẹ là Chương Thị, sau này được gọi là Mạnh Mẫu. Bà nổi tiếng với câu chuyện 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.

Thực tế, một số cha mẹ có tâm lý nuôi dạy con ngược lại với Mạnh mẫu. Họ sắm sửa trang phục, cho con ăn uống đắt đỏ để khiến ban bè cùng trang lứa ghen tị với con mình. Họ có thể bỏ cả đống tiền để đầu tư cho sự hào nhoáng bề ngoài của con nhưng riêng chuyện học lại tằn tiện. Thế nhưng, cha mẹ càng tằn tiện trong chuyện giáo dục bao nhiêu thì tỷ lệ thành công của con càng thấp bấy nhiêu. 

Giáo dục là sự đầu tư lâu dài, trẻ càng thiếu giáo dục thì khoảng cách với người khác càng lớn và khả năng cạnh tranh càng thấp.

Có 3 thứ bố mẹ buộc PHẢI HÀO PHÓNG với con: Càng mạnh tay thì cuộc đời con càng tươi sáng!-1
Cách dạy con của Mạnh mẫu khiến ai cũng khâm phục.

02. Khía cạnh tinh thần

Có một cặp vợ chồng nọ thời trẻ khá khó khăn. Đến khi có con, họ muốn bù đắp cho con và cho rằng cần phải chu cấp cho con vật chất càng nhiều càng tốt. Cả hai tích cực cho con tiền tiêu vặt hàng tháng, không để con thiếu thốn thứ gì. Nhưng thực chất, đứa trẻ đang bị thiếu thốn một khía cạnh rất quan trọng về tinh thần.

Cho con tiền vô tội vạ, lại không dạy con giá trị đồng tiền sẽ khiến con tiêu xài hoang phí, không có tính cách cầu tiến, sống ỷ lại vào sự bao bọc của cha mẹ. Đây là cạm bẫy ảnh hưởng lớn đến tương lai của đứa trẻ mà rất nhiều phụ huynh không để ý đến. Trong cuộc sống, cha mẹ hãy chú ý bồi dưỡng khía cạnh tinh thần, tâm hồn cho con. Hãy vun đắp cho con niềm yêu thích học tập, tích cực động viên con có những phẩm chất tốt. Bởi đó là mới điều giúp con thành công trong tương lai, thay vì quá nuông chiều. 

03. Lời ngợi khen

Tâm hồn trẻ rất đơn giản và mong manh. Một lời khen của cha mẹ có thể khiến trẻ vui vẻ cả ngày và ngược lại, một lời mắng mỏ có thể khiến tinh thần con lao dốc. Một số cha mẹ thường cho rằng, khen ngợi nhiều sẽ khiến con cái trở nên kiêu ngạo. Vậy nên, họ đặc biệt kiệm lời trong vấn đề này. Con học tốt, họ không khuyến khích khen ngợi. Con học kém, họ mắng mỏ nặng lời. 

Cách giáo dục này không khiến con tốt lên mà chỉ khiến con tự ti. Ngay cả ở lĩnh vực tự tin nhất, con cũng có thể nhụt chí vì ám ảnh tâm lý không làm vừa lòng cha mẹ, sợ bị trách mắng. 

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ đừng tiết kiệm lời khen với con. Hãy cho con sức mạnh tinh thần qua những lời khen thưởng, động viên. Tất cả chúng ta ai cũng thích được khen, cả người lớn và trẻ em đều vậy. 

Tất nhiên việc khen ngợi phải đúng cách, không thể bừa phứa để tránh gây tác dụng phụ. Khi bố mẹ thấy con có một hành động tốt, xứng đáng được khen ngợi đừng chỉ đơn thuần nói "con giỏi quá" mà thay vào đó hãy sử dụng một lời khen cụ thể. Điều này sẽ giúp con hiểu rằng điều gì mình đã làm đúng điều gì để được khen và từ đó phát huy cho lần sau. 

Ngoài ra, bố mẹ chú trọng khen ngợi nỗ lực của con thay vì thành quả. Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ sẽ dễ gặp phải những tình huống khó khăn đòi hỏi khả năng suy nghĩ cao độ để giải quyết vấn đề. Bố mẹ thường dễ buông ra lời khen trong sự phấn khích như "con thông minh quá". Điều này sẽ khiến trẻ dễ tự mãn sau này.

Thay vì khen con thông minh, bố mẹ có thể kể cho trẻ nghe mình vui như thế nào khi con biết cách tự nỗ lực giải quyết vấn đề. Tập trung vào những điều trẻ làm và nỗ lực tốt sẽ khiến trẻ tự tin và cố gắng nhiều hơn trong những lần tiếp theo.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/co-3-thu-bo-me-buoc-phai-hao-phong-voi-con-cang-manh-tay-thi-cuoc-doi-con-cang-tuoi-sang-162210112120119181.htm

Nuôi Dạy Con


Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.