3 tuổi, trẻ sẽ trải qua “thời kỳ nổi loạn đầu tiên” - Cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?

"Khủng hoảng tuổi lên 3", là sự bướng bỉnh và khó bảo của trẻ ở giai đoạn 3 tuổi. Nguyên nhân của sự bướng bỉnh là các bé muốn được khẳng định bản thân và tự quyết định mọi điều.

Nhiều bậc cha mẹ luôn than thở trước những thay đổi lớn của trẻ khi xem những bức ảnh của con khi còn nhỏ. Trên thực tế, đây không chỉ là những thay đổi về ngoại hình mà bao gồm cả những thay đổi trong tính cách.

Những thay đổi như vậy không thể hoàn toàn xác định được là tốt hay xấu. Nhiều đứa trẻ tuy nghịch ngợm nhưng khi lớn lên lại học giỏi hay trở thành công chúa dịu dàng, có trẻ rất ngoan ngoãn khi còn nhỏ nhưng lớn lại không được như mong đợi. Tất nhiên, cũng có nhiều đứa trẻ không mấy thay đổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tính cách của đứa trẻ giống như một đường thẳng không dao động. Trong “thời kỳ nổi loạn” của trẻ, tính cách sẽ trở nên rất cáu kỉnh và bốc đồng.

3 tuổi, trẻ sẽ trải qua thời kỳ nổi loạn đầu tiên” - Cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?-1

Nhiều cha mẹ không có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ có thể nghĩ rằng sự nổi loạn chỉ bắt đầu khi trẻ đến tuổi vị thành niên. Trên thực tế, đây là một sai lầm lớn, ngay từ khi mới 3 tuổi, trẻ đã có những biểu hiện thay đổi về tính cách, việc này sẽ khiến cha mẹ phải học cách thích ứng với sự phát triển của con.

Một đứa trẻ 3 tuổi có những thay đổi như thế nào?

Bé Bắp Cải đã được 3 tuổi, cậu có thể làm những việc cơ bản một cách nhanh nhẹn. Mẹ cậu bé nói rằng, thời gian gần đây cậu bé thường xuyên chạy nhảy, phá phách, động một chút là lăn ra ăn vạ, khóc lóc khiến cô như muốn nổ tung. Được biết, khi còn nhỏ cậu bé là đứa trẻ rất ngoan, cha mẹ gần như không mắc nhiều công sức để chăm sóc. Nhưng ở tuổi lên 3, Bắp Cải dường như đã "thay đổi”, cậu bé bướng bỉnh và khó dạy hơn trước rất nhiều.  

Tại sao một đứa trẻ vốn ngoan hiền bỗng trở nên nổi loạn như vậy?

Khi trẻ khoảng 3 tuổi, con sẽ trải qua "thời kỳ khủng hoảng đầu tiên". Thực tế, Bắp Cải đã bước vào thời kỳ mà đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua. Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhanh, thời kỳ cao nhất của sự phát triển ý thức tự giác của trẻ là khi trẻ khoảng 3 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu "phản kháng" sự sắp đặt của cha mẹ. Dưới góc độ tâm lý, hiện tượng này là dấu hiệu cho thấy sự phát triển bình thường của trẻ, cha mẹ thay vì lo lắng thì nên cảm thấy vui mừng vì điều đó. 

3 tuổi, trẻ sẽ trải qua thời kỳ nổi loạn đầu tiên” - Cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?-2

Khi bé bước vào giai đoạn 3 tuổi nổi loạn, hầu hết sẽ phát ra tín hiệu.

Tín hiệu 1: Cãi lại lời cha mẹ 

Hầu hết các bé khi còn nhỏ đều rất nghe lời bố mẹ, sẽ tuân theo mọi yêu cầu của bố và mẹ nhưng khi được 3 tuổi, trẻ sẽ thay đổi, không còn ngoan ngoãn như trước. Từ mà trẻ nói nhiều nhất có thể là: "Không". Dù hôm nay bé mặc quần áo màu gì hoặc chơi với đồ chơi gì, trẻ bắt đầu có ý kiến riêng và từ chối sự giúp đỡ của bố mẹ.

3 tuổi, trẻ sẽ trải qua thời kỳ nổi loạn đầu tiên” - Cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?-3

Không chỉ thế, mặc dù kỹ năng diễn đạt của trẻ chưa tốt lắm, nhưng trẻ đã học cách nói lại và thường xuyên "cãi" bố mẹ một cách vô thức.

Tín hiệu 2: Thích làm ngược lại lời bố mẹ nói 

Khi chưa đi nhà trẻ, tất cả những kỹ năng, cách ứng xử trong cuộc sống của trẻ đều do cha mẹ giáo dục. Cha mẹ giáo dục trẻ cách tránh nguy hiểm, cách tự chăm sóc bản thân, cách giải quyết một số vấn đề nhỏ... Tuy nhiên, từ 2 đến 3 tuổi, trẻ rất thích tự mình được làm những việc gì mà trẻ thích, ví dụ như tự mình đi lấy đồ này hay đồ kia. Trong lúc này, nếu người lớn có yêu cầu gì với trẻ, trẻ thường làm ngược lại hoặc không nghe lời.

3 tuổi, trẻ sẽ trải qua thời kỳ nổi loạn đầu tiên” - Cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?-4

Các bậc cha mẹ không nên lo lắng với những biểu hiện bất thường và bướng bỉnh này của trẻ. Ở giai đoạn này, trẻ thích tự khẳng định mình, rằng trẻ tự làm được những công việc đó. Khi qua giai đoạn này qua đi, trẻ sẽ lại nghe lời người lớn. 

Tín hiệu 3: Phản ứng tiêu cực với mọi thứ

Một số trẻ có tính cách rất dễ thương, nhưng không hiểu sao sẽ trở nên rất cáu kỉnh, giống như Bắp Cái đã đề cập ở trên. Những đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời tự nhiên thay đổi 180 độ khiến nhiều bà mẹ giống như mẹ của Bắp Cải cảm thấy buồn và bất lực. Nhưng những cảm xúc như vậy đến và đi nhanh chóng. Có thể trẻ đang rất cáu kỉnh và tức giận trong giây đầu tiên, nhưng lại bắt đầu mỉm cười trong giây tiếp theo khiến cha mẹ không giận nữa.

3 tuổi, trẻ sẽ trải qua thời kỳ nổi loạn đầu tiên” - Cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua?-5

Trong quá trình này, các mẹ nhớ nắm vững các quy trình giao tiếp với trẻ. Cảm xúc của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, những cảm xúc cáu kỉnh của trẻ dễ dàng lây nhiễm sang cha mẹ. Lúc này, cha mẹ nên tạm lùi một bước, ổn định lại tâm lý, tình hình sẽ tốt hơn. Sự bình tĩnh của cha mẹ là "tác nhân xoa dịu" tốt nhất cho trẻ.

Tiếp theo, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ. Cha mẹ không nên từ chối lựa chọn của con một cách mù quáng mà hãy căn cứ vào thực tế, bình tĩnh phân tích cùng con. Dạy trẻ cách bày tỏ ý kiến của mình một cách chính xác thay vì la hét.

Cha mẹ lúc bình thường cũng nên tôn trọng con cái, cho con quyền lựa chọn và để con tự quyết định. Lựa chọn của trẻ có thể không phải là tốt nhất, nhưng đó phải là lựa chọn khiến con hạnh phúc nhất, ngay cả khi con phải chịu sự tổn thất.

Trên con đường nuôi dạy con cái, cha mẹ sẽ luôn gặp phải những thử thách khác nhau, có thể vấn đề khiến bố mẹ điên đầu lúc đó sẽ trở nên bình thường khi nhìn lại sau này. Vì vậy việc nuôi dạy con cái là một hành trình, không chỉ con cái ngày càng lớn mà cả cha mẹ cũng ngày càng trưởng thành. Vì vậy, khi trẻ gặp vấn đề nào đó, đòi hỏi đầu tiên đối với bậc làm cha làm mẹ là phải trấn tĩnh tâm trí, hướng dẫn trẻ một cách chính xác, cùng trẻ tiến bộ và cùng giải quyết vấn đề.

 

 

Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.