- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 cách 'đẩy lùi' chứng mất ngủ sau sinh
Sinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
Mất ngủ sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, đến quá trình tiết sữa mà còn tác động đến tinh thần của người mẹ.
1. Tầm quan trọng của giấc ngủ sau sinh
Giấc ngủ sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Trước hết, sinh nở là một quá trình vất vả, cơ thể mẹ cần thời gian để phục hồi. Giấc ngủ giúp cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng, chữa lành các vết thương và tăng cường hệ miễn dịch .
Giấc ngủ cung cấp năng lượng cần thiết để mẹ có thể chăm sóc em bé một cách tốt nhất. Nếu mẹ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể sản xuất hormone prolactin, hormone quan trọng kích thích sản xuất sữa mẹ.
Giấc ngủ đủ cũng giúp sản phụ cân bằng hormone, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Có mối liên hệ giữa chứng mất ngủ sau sinh và chứng trầm cảm. Khoảng 12% - 18% các bà mẹ mới sinh bị rối loạn tâm trạng và mất ngủ là một trong những dấu hiệu sớm nhất.
Theo BSCKII. Đỗ Thị Thủy, Trưởng khoa Sản, BVĐK Hà Giang, các triệu chứng chính của chứng mất ngủ sau sinh là khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai. Mất ngủ cũng có thể khiến bà mẹ thao thức, chỉ ngủ trong thời gian ngắn hoặc thức dậy quá sớm. Những rối loạn này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác như: khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, buồn bã, thay đổi tâm trạng…
Có nhiều cách để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này, các bà mẹ nên áp dụng từng bước các biện pháp như: tận dụng thời gian để ngủ khi em bé ngủ, chuẩn bị các điều kiện để có được giấc ngủ tốt (phòng ngủ, ánh sáng, tránh sử dụng các thiết bị điện tử, tập luyện nhẹ nhàng…). Trong trường hợp mất ngủ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc có dấu hiệu trầm cảm sau sinh nên đi khám để được can thiệp kịp thời.
2. Cách để bà mẹ sau sinh có giấc ngủ ngon
Tạo môi trường ngủ tốt
Phòng ngủ yên tĩnh, tối và thoáng mát: Sử dụng rèm cửa tối màu, nút tai hoặc mặt nạ ngủ để hạn chế tiếng ồn và ánh sáng.
Giường ngủ thoải mái: Chọn giường và gối phù hợp, sạch sẽ để cơ thể được thư giãn tối đa.
Nhiệt độ phòng vừa phải: Tránh phòng quá nóng hoặc quá lạnh.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ: Dù có thức giấc vào ban đêm để cho con bú, mẹ vẫn nên cố gắng duy trì giờ giấc sinh hoạt ổn định.
Ngủ khi bé ngủ: Mặc dù trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ ngắn và thường không phân biệt được ngày và đêm nhưng mẹ nên chú ý nắm bắt và điều chỉnh theo nhịp sinh học tự nhiên của bé để tận dụng tối đa thời gian bé ngủ để nghỉ ngơi.
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng có thể làm rối loạn giấc ngủ.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhưng nên tránh tập quá gần giờ đi ngủ.
Thư giãn và giảm căng thẳng
Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn.
Nghe nhạc nhẹ nhàng giúp tâm trí thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Thư giãn bằng các kỹ thuật như thiền, yoga giúp giảm căng thẳng và lo âu.
Tiếp xúc da kề da
Tiếp xúc da kề da thường xuyên với em bé không chỉ có tác dụng gắn kết mà hành vi thân mật này còn giúp điều chỉnh nhiệt độ và nhịp tim của em bé, thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn cho cả hai. Các hormone làm dịu được giải phóng trong quá trình tiếp xúc da kề da cũng có thể giúp người mẹ thư giãn và có được giấc ngủ sâu hơn.
Tiếp xúc da kề da giúp cả mẹ và em bé ngủ ngon hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Người mẹ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Uống đủ nước nhưng không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Tránh các chất kích thích như caffeine , rượu và các chất kích thích khác gây khó ngủ. Tránh ăn nhiều gần giờ đi ngủ nhưng một bữa ăn nhẹ như sữa chua, chuối hoặc một nắm hạt có thể giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn cơn đói làm gián đoạn giấc ngủ.
Chia sẻ với người thân
Có nhiều bà mẹ cảm thấy có lỗi khi nghĩ rằng mình ngủ khi con cần được chăm sóc (cho bú, thay tã…) vào ban đêm. Nhưng điều quan trọng bà mẹ cần phải nhớ là việc tự chăm sóc bản thân rất quan trọng. Nếu sức khỏe của không tốt, mẹ sẽ không thể chăm sóc con tốt, do đó phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Cần nói chuyện với chồng, người thân về những khó khăn sẽ giúp sản phụ cảm thấy thoải mái và có thời gian nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe.
Nên đề nghị chồng hoặc người thân chia sẻ, giúp đỡ càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là việc cho trẻ ăn, thay tã vào ban đêm hay bất kỳ công việc nào khác cần để có thể nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Theo Gia Đình & Xã Hội
-
Làm mẹ1 giờ trướcDuy trì sự nhất quán trong các thói quen và cho trẻ tham gia quá trình lập kế hoạch có thể giúp giảm lo lắng và giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn...
-
Làm mẹ8 giờ trướcSẵn sàng bỏ chồng và bỏ ngoài tai lời bác sĩ, người mẹ dũng cảm đã giúp con trai vượt qua bệnh tật thi đỗ vào ngôi trường đại học Harvard danh giá.
-
Làm mẹ1 ngày trướcChế độ ăn uống tốt của người mẹ trong thời gian mang thai có thể giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn về mặt cấu trúc
-
Làm mẹ1 ngày trướcChứng bệnh đau đầu hay gặp ở người lớn nhưng trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi trẻ kêu đau đầu, cha mẹ không nên xem thường bởi đó cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý đáng ngại.
-
Làm mẹ2 ngày trướcLà mẹ của ba đứa con, Jenny Woo, nhà giáo dục được đào tạo tại Harvard, hiểu được những khó khăn để nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) như thế nào.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
-
Làm mẹ3 ngày trướcDựa trên kinh nghiệm của mình, chị Phương đã đúc kết và viết ra cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard". Qua đó, có thể thấy rằng giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong tương lai của con trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMột số thói quen của trẻ trong mắt cha mẹ trông có vẻ rất phiền phức, nghịch ngợm, nhưng nó lại tiềm ẩn những tài năng của một đứa trẻ thông minh.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
-
Làm mẹ6 ngày trướcMỗi gia đình có thể có những chuẩn mực khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là đánh giá xem độ tuổi của con đã sẵn sàng cho những trách nhiệm đi kèm việc sở hữu một chiếc điện thoại hay chưa.
-
Làm mẹ6 ngày trướcĐây là bí quyết mà chuyên gia tâm lý hàng đầu Đại học Harvard giúp các phụ huynh nuôi dạy trẻ thành những đứa con ngoan, lớn lên thành người tử tế, biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm.
-
Làm mẹ27/11/2024Những đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Cha mẹ nên chú ý để phát hiện kịp thời và bồi dưỡng thêm cho con.