6 cách tăng đề kháng cho bé mà các mẹ không thể không biết

Tăng sức đề kháng để con khỏe mạnh, ít ốm đau là điều mà người làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn.

Thế nhưng làm thế nào để tăng sức đề kháng cho con đúng cách, khoa học, không gây tác dụng phụ? nên tập trung ăn uống, tập thể dục thể thao hay tăng cường uống thuốc bổ... vẫn luôn làm phụ huynh băn khoăn.

6 cách tăng đề kháng cho bé mà các mẹ không thể không biết-1

# Sức đề kháng của trẻ là gì?

Dưới góc độc chuyên môn, có thể ví sức đề kháng chính là “chiếc khiên” phòng vệ tuyệt vời của cơ thể người nhằm chống lại những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trẻ em có sức đề kháng yếu thường là do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng còn kém hơn so với người trưởng thành. Đây cũng là lý do trẻ thường xuyên gặp các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp, ốm vặt,... Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày mà không can thiệp sẽ dễ khiến trẻ xuất hiện dấu hiệu còi xương, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung. 

Vì vậy, sức đề kháng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của các bé. Sức đề kháng yếu đồng nghĩa với hệ miễn dịch của bé bị suy giảm chức năng, hoạt động kém khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, sức đề kháng yếu còn khiến cơ thể bé chậm phục hồi, từ đó kéo theo nguy cơ mắc thêm rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Do đó, nâng cao sức đề kháng cho trẻ chính là bước đệm vô cùng cần thiết cho quá trình tăng trưởng vững chắc sau này của con cả về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiểu được nguyên nhân vì sao sức đề kháng yếu đi ở trẻ yếu đi cũng sẽ giúp các bậc phụ huynh chú ý hơn trong việc tăng cường sức đề kháng cho con.

# 6 cách tăng đề kháng cho bé mẹ cần biết

Tăng cường sức đề kháng cho bé, nhất là trong giai đoạn đầu đời là điều mấu chốt để giúp con khỏe mạnh, phát triển lành mạnh. Vậy nên áp dụng phương pháp nào để cải thiện hiệu quả và bền vững? Tintuconline mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo những gợi ý khoa học đã được các chuyên gia tư vấn dưới đây: 

6 cách tăng đề kháng cho bé mà các mẹ không thể không biết-2

1. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời

Việc cung cấp sữa mẹ trong những năm đầu đời không chỉ giúp trẻ nâng cao sức mạnh hệ miễn dịch, mà còn tránh được các bệnh như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi, dị ứng, nhiễm trùng tiết niệu và hội chứng đột tử nguy hiểm ở trẻ em. Viện Hàn lâm Nhi ở Hoa Kỳ (AAP) cũng đã khẳng định sự cần thiết của sữa mẹ và khuyến cáo các mẹ nên cố gắng cho con bú sữa của mình trong 1 năm đầu sau khi sinh, đặc biệt nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Trường hợp không đủ sữa thì cũng nên cố gắng cung cấp sữa mẹ khoảng 2 - 3 tháng đầu để hệ miễn dịch của bé được tăng cường.

Lý do bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp bé phát triển tốt về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Sữa mẹ cung cấp nguồn kháng thể quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho bé, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Bú sữa mẹ giúp bé phòng chống các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, dị ứng, viêm tai, viêm màng não, chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính khi trưởng thành như béo phì, tim mạch, đái tháo đường…  

2. Tiêm phòng đầy đủ, không lạm dụng kháng sinh

Trong thực tế có những trường hợp khi con vừa có dấu hiệu bị ốm, bố mẹ đã vội vã cho dùng kháng sinh để “dập ngay” nhưng đây không phải là hành động đúng đắn. Việc dùng kháng sinh chỉ có tác dụng với đối với vi khuẩn, còn trẻ bị bệnh cũng có thể là do virus xâm nhập. Hơn nữa, việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh sẽ gây rối loạn đường ruột, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,... làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của trẻ. Chính vì thế, khi con bị bệnh bố mẹ cần hạn chế tự ý cho trẻ uống thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra cách tối điều trị tối ưu, chỉ dùng kháng sinh khi thực sự cần thiết.

Ngoài ra, y học tiến bộ, hiện đã có rất nhiều vacxin để phòng chống bệnh tật cho trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến khi chào đời. Vì vậy, để tăng sức đề kháng cho trẻ, các mẹ nên chú ý tiêm phòng đầy đủ cho bé ngay từ khi mang thai, giai đoạn sơ sinh cũng như khi lớn dần lên.  

3. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây

Dinh dưỡng và giấc ngủ là 2 yếu tố tối quan trọng quyết định sức khỏe của bé, vì vậy để bé khỏe mạnh, bố mẹ cần đảm bảo cho con chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối từ trước tiên. Việc đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn sẽ cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho bé, bảo vệ bé khỏi nguy cơ bệnh tật. 

6 cách tăng đề kháng cho bé mà các mẹ không thể không biết-3

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh chất dinh dưỡng có trong rau xanh và trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều interferon và các tế bào bạch cầu. Đây là những kháng thể giúp bao phủ bề mặt tế bào và ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng việc bổ sung rau củ quả và trái cây cho trẻ thường xuyên sẽ giúp tăng cơ hội ngăn ngừa ung thư khi trẻ lớn lên. Vì vậy, các mẹ cần nên bổ sung thêm nguồn thực phẩm xanh tươi và tự nhiên vào thực đơn hằng ngày của con.

4. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, kẽm, selen…

Vitamin A giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại vi rút của các tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, phục hồi nhanh chóng tế bào bị tổn thương. Kẽm, selen có công dụng kháng virus, tăng sức đề kháng cho bé. Vì thế, để bảo vệ bé khỏi các bệnh ốm vặt, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mẹ hãy cho bé ăn nhiều thực chứa vitamin A như cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót; vitamin C như cam, quýt, dâu tây, ớt xanh; thực phẩm chứa kẽm, selen như thịt nạc, hàu, cá, lòng đỏ trứng…

5. Cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên

Việc ngủ đủ giấc và đúng giờ đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận là cần thiết để nâng cao sức khỏe cho trẻ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tránh được sự tấn công của vi khuẩn do các tế bào xung kích tự nhiên luôn được đảm bảo không bị giảm đi. Đây được xem là vũ khí hiệu quả của hệ miễn dịch, dùng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Khi thiết lập lịch trình ngủ cho trẻ, bố mẹ cần quan tâm đến độ tuổi của con. Cụ thể, trẻ sơ sinh cần được ngủ đủ 18 giờ/ ngày, trẻ đang trong giai đoạn tập đi thì cần 12 -13 giờ ngủ/ ngày và trẻ đã vào mẫu giáo thì 1 ngày nên ngủ khoảng 10 giờ đồng hồ.

6 cách tăng đề kháng cho bé mà các mẹ không thể không biết-4

Thêm vào đó, bố mẹ nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày như vui đùa cùng bé, cho bé đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Việc tạo thói quen hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên không phải bé nào cũng sẵn sàng tập luyện, bố mẹ cần kiên trì thúc đẩy và tốt nhất nên thường xuyên vận động cùng con để tạo hứng thú cũng như động viên con kịp thời.

6. Tăng đề kháng cho trẻ từ hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì bé mới hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ và hiệu quả từ các bữa ăn, từ đó có sức đề kháng tốt, phòng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 80% khả năng miễn dịch của trẻ ở đường ruột, thế nên khi đường ruột có vấn đề, trẻ dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn liên miên và rối loạn tiêu hóa kéo dài. Từ đó, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ cũng kém đi, trẻ sẽ dễ thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

6 cách tăng đề kháng cho bé mà các mẹ không thể không biết-5

Vì vậy, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là tiền đề cơ bản để trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các vi khuẩn, virus gây hại từ môi trường xung quanh. Để làm được điều đó, mẹ cần cho bé ăn uống lành mạnh, đồng thời có thể bổ sung những thực phẩm trợ giúp để “bồi bổ” cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, ức chế các vi khuẩn có hại và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên khi lựa chọn sản phẩn, phụ huynh cần cẩn trọng, chỉ nên chọn thương hiệu uy tín, đã được kiểm chứng và phù hợp với cơ địa của con em mình.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.