- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 'chữ vàng' trong việc dạy dỗ của bà mẹ có 3 con thi đỗ Đại học Harvard
Dựa trên kinh nghiệm của mình, chị Phương đã đúc kết và viết ra cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard". Qua đó, có thể thấy rằng giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong tương lai của con trẻ.
Phương Lị là một bà mẹ nổi tiếng ở Trung Quốc nhờ thành tích vô cùng đặc biệt: Nuôi 3 con (hai gái, một trai) thi đỗ vào Đại học Harvard - ngôi trường danh giá số 1 thế giới.
Đáng nói, các con của bà không phải là thiên tài bẩm sinh. Cậu con trai thậm chí bị đánh giá "chậm" so với các bạn. Vậy nhưng dưới sự nuôi dạy của bà Phương, kỳ tích đã xuất hiện.
Theo đó, để có được 3 người con cùng tốt nghiệp Đại học Harvard, bà Phương Lị đã chia sẻ 6 chữ vàng trong việc nuôi dạy con cái đó là: Nói nhiều, điều kị và thể nghiệm.
Bà Phương Lị, tác giả cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard".
Nói nhiều
"Mẹ tôi nói quá nhiều, làm thế nào để bà bớt càm ràm?" là phàn nàn của nhiều trẻ khi bị bố mẹ ca cẩm việc học hành.
Nhưng "nói nhiều" với Phương Lị không phải là sự thúc giục, trách móc, mà bà chỉ nói nhiều ba từ: "Mẹ yêu con".
Khi con gái lớn của bà học cấp hai, một ngày cô bé mang về chiếc đồng hồ đeo tay bằng gỗ tặng mẹ. Đó là thành quả của việc học nghề mộc ở trường.
Người mẹ đang nấu cơm nên đặt món quà lên bàn rồi tiếp tục nấu nướng. Thấy thái độ của mẹ, con gái khóc nức nở, trách rằng, cô đã rất vất vả làm đồ tặng mẹ nhưng bà lại không thích, ngay cả một tiếng cảm ơn cũng không nói.
Lúc đó, Phương Lị biết mình đã sai. Bà thanh minh: "Chiếc đồng hồ rất đẹp nhưng tôi ít khi khen ngợi con bởi sợ chúng kiêu ngạo".
Từ hôm đó, cho dù thúc giục con làm bài tập về nhà, người mẹ cũng kết thúc bằng câu: "Mẹ yêu con".
"Con trai làm bài tập xong rồi mới chơi nhé. Mẹ yêu con" hoặc "Lần sau con không được làm thế này nhé. Mẹ yêu con"...
Ba chữ này như một loại thần dược, giúp người mẹ truyền năng lượng tích cực tới các con.
Sau này khi bạn bè hỏi ba người con của Phương Lị tại sao có quan hệ tốt như vậy với mẹ, cả ba cùng trả lời: "Bởi vì mẹ yêu chúng tôi và sẵn sàng làm bất cứ điều gì, miễn là tốt cho chúng tôi".
Theo bà Phương, khi cha mẹ bày tỏ yêu thương con bằng lời, trẻ được truyền thông điệp rằng mối quan hệ giữa chúng và cha mẹ rất tích cực. Chúng có thể cảm nhận trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc của gia đình dành cho mình.
Tình yêu thương được thể hiện bằng lời làm cho tâm lý của trẻ vững hơn, trẻ thấy an toàn và tự tin trong mọi việc mình làm. Sức mạnh của lời nói yêu con không chỉ mang tính thời điểm, mà còn hun đúc sự tự tin mạnh mẽ, giúp trẻ cả chặng đường đời sau này.
Cấm kỵ
Nhiều bà mẹ thường có thói quen mắng con: "Học không giỏi sẽ không vào được đại học"; "Đầu óc kiểu này không làm nên trò trống gì"; "Học thế này sau làm ăn được gì",... Bà Phương Lị cho biết không nên nói những câu này với con.
"Tôi cảm thấy những câu nói này giống như một lời nguyền đối với con trẻ", bà cho biết. Việc bố mẹ luôn nhấn mạnh "con không thể" hoặc "con không làm được", sẽ khiến trẻ thiếu tự tin và không có động lực, nhanh chóng từ bỏ mục tiêu.
Trong cuốn sách Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard, bà Phương Lị chia sẻ: "Các bậc phụ huynh đừng nói ước mơ của con là viển vông hay con sẽ không thể thực hiện được. Thay vào đó, hãy khuyến khích và nói rằng, con cần nỗ lực nhiều để đạt ước mơ đó".
Bà Phương chia sẻ, có một người bạn thân tốt nghiệp tiến sĩ, sự nghiệp thành công. Người này cho rằng, thành công của bản thân xuất phát từ kỷ luật tự giác và hy vọng con trai sẽ giống mình. Vì vậy, cô đã lên một lịch trình chi tiết cho con trai từ sáng sớm đến tối muộn.
Vài ngày sau, cô đã phàn nàn với bà Phương Lị về thái độ chống đối của cậu con trai. Dựa trên câu chuyện này bà Phương Lị cho biết, việc lập kế hoạch cho trẻ, cần phải tôn trọng ý kiến của chúng, bố mẹ chỉ đóng vai trò định hướng chứ không biến con trở thành robot.
"Ép buộc và kiểm soát trẻ là hành động không khôn ngoan. Điều kiện tiên quyết để trẻ dũng cảm theo đuổi ước mơ chính là sự tin tưởng và khẳng định của bố mẹ", bà mẹ Harvard nói.
Phương Lị cùng cậu con trai trong một chuyến trở về Trung Quốc thăm người thân năm 2019. Ảnh: sohu
Trải nghiệm
Phương Lị cho rằng người mẹ phải có vai trò như một huấn luyện viên "khám phá tiềm năng và truyền cảm hứng để trẻ làm tốt hơn mọi việc chúng thích".
Kinh nghiệm mà bà nhấn mạnh có ba nội dung: Cho phép trẻ trải nghiệm sự bình đẳng, trải nghiệm sự hỗ trợ của cha mẹ và khai phá tiềm năng bản thân.
Kết quả là với sự hỗ trợ của mẹ, con gái lớn đã nhận bằng sáng chế đầu tiên ở trường trung học, con gái thứ hai được phép chơi trượt băng khi thành tích học tập giảm sút và con trai út đã viết cuốn sách đầu tiên khi mới 9 tuổi.
Không chỉ là sự khuyến khích bằng lời nói, người mẹ này luôn thực thi bằng hành động.
Nghe con gái lớn trò chuyện về một nghiên cứu khoa học trên bàn ăn, Phương Lị đã dành 20 ngày để tìm hiểu tài liệu, tham khảo ý kiến luật sư rồi khuyến khích con nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.
Sau khi biết con gái thứ hai hâm mộ một nghệ sĩ trượt băng của Trung Quốc, bà Phương đồng ý cho con thử nghiệm và hàng ngày còn lái xe đưa đến lớp, nửa đêm mới về tới nhà.
Để con gái không bị đói trước khi học trượt băng, bà thường thức dậy lúc 4h để nấu ăn. Khi nhận ra con trai thứ ba có năng khiếu viết lách, người mẹ kiên trì đi làm từ lúc 5h để được tan sở lúc 15h chiều, cùng con đi trải nghiệm, lấy cảm hứng viết lách.
Quá trình trải nghiệm này đối với trẻ nhỏ, không chỉ được khám phá, mà còn mở rộng tầm nhìn.
"Trẻ sẽ có nhiều kiến thức hơn, tầm nhìn rộng mở hơn, có thể làm rất nhiều việc người khác không thể làm. Trẻ cũng tin, mình có thể làm mọi thứ nếu như dám dấn thân để thử nghiệm", bà Phương nói.
Ba đứa con sau này đều dựa vào bản lĩnh cá nhân để vào Harvard, Phương Lị từ đó cũng được đặt biệt danh "Người mẹ Harvard".
Theo Gia đình và xã hội
-
Làm mẹ8 giờ trướcMột số thói quen của trẻ trong mắt cha mẹ trông có vẻ rất phiền phức, nghịch ngợm, nhưng nó lại tiềm ẩn những tài năng của một đứa trẻ thông minh.
-
Làm mẹ1 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMỗi gia đình có thể có những chuẩn mực khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là đánh giá xem độ tuổi của con đã sẵn sàng cho những trách nhiệm đi kèm việc sở hữu một chiếc điện thoại hay chưa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐây là bí quyết mà chuyên gia tâm lý hàng đầu Đại học Harvard giúp các phụ huynh nuôi dạy trẻ thành những đứa con ngoan, lớn lên thành người tử tế, biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNhững đứa trẻ thông minh, có chỉ số IQ cao thường sẽ sở hữu một số đặc điểm rõ ràng. Cha mẹ nên chú ý để phát hiện kịp thời và bồi dưỡng thêm cho con.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNgoài công việc chính là người dẫn chương trình, biên tập viên của VTV2 và VTV3, Ngô Mai Phương còn quản lý một kênh thông tin đa nền tảng với hơn 1 triệu người theo dõi. Bận rộn với công việc là thế nhưng cô vẫn giữ nguyên tắc tự tay nấu bữa ăn cho con.
-
Làm mẹ6 ngày trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ24/11/2024Yêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.