6 hành vi có vấn đề ở trẻ mẫu giáo cần cha mẹ chấn chỉnh càng sớm càng tốt

Nếu không sớm chấn chỉnh và thay đổi các vấn đề này, trẻ sẽ ngày càng khó dạy dỗ hơn.

Hầu hết trẻ ở độ tuổi đi học đều có ít nhiều các vấn đề về hành vi gây rối. Chúng có hành vi ngang ngược trong lớp, phớt lờ, chống lại sự hướng dẫn của giáo viên hoặc quá hung hăng với những đứa trẻ khác. Nhưng trong nhiều trường hợp, những đứa trẻ này đã thể hiện hành vi có vấn đề trong nhiều năm trước khi chúng bắt đầu đi học.

Những hành vi có vấn đề ở trẻ mẫu giáo

Các dấu hiệu cho thấy trẻ mẫu giáo có thể cần trợ giúp để học cách kiểm soát các cơn bốc đồng và điều chỉnh hành vi của mình bao gồm:

6 hành vi có vấn đề ở trẻ mẫu giáo cần cha mẹ chấn chỉnh càng sớm càng tốt-1

1. Xuất hiện nhiều cơn giận dữ nghiêm trọng so với những đứa trẻ bình thường ở độ tuổi của chúng.

2. Cha mẹ kiệt sức và thất vọng khi không thể quản lý con mình.

3. Trẻ bị đuổi khỏi trường mẫu giáo hoặc không cho tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể do sự ảnh hưởng xấu tới các bạn.

4. Hành vi của trẻ làm xáo trộn cuộc sống gia đình, gây căng thẳng nghiêm trọng cho các thành viên khác.

5. Xung đột về hành vi có thể tạo ra mối quan hệ tiêu cực với cha mẹ.

6. Cha mẹ lo lắng rằng, trẻ có thể làm tổn thương các anh chị em mình.

Phương pháp nào hiệu quả để xử lý các vấn đề ở trẻ mẫu giáo?

Việc xử lý các vấn đề ở trẻ mẫu giáo là một nhiệm vụ quan trọng của các giáo viên, phụ huynh và những người chăm sóc trẻ. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả để xử lý các vấn đề ở trẻ mẫu giáo:

- Tạo ra một môi trường an toàn

Trẻ mẫu giáo cần một môi trường an toàn và ổn định để phát triển và học tập. Các giáo viênvà phụ huynh nên đảm bảo  trẻ được bảo vệ khỏi các nguy hiểm tiềm ẩn và được cung cấp một môi trường học tập thoải mái, an toàn.

6 hành vi có vấn đề ở trẻ mẫu giáo cần cha mẹ chấn chỉnh càng sớm càng tốt-2

- Đưa ra hướng dẫn và lời khuyên tích cực

Giáo viên và phụ huynh nên đưa ra hướng dẫn và lời khuyên tích cực để giúp trẻ mẫu giáo giải quyết các vấn đề của mình. Họ nên khuyến khích trẻ cảm thấy tự tin và có thể tự giải quyết vấn đề của mình.

- Sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực

Các phương pháp giáo dục tích cực như chơi, học tập qua trò chơi, nhạc, hình ảnh, v.v. có thể giúp trẻ mẫu giáo học tập và phát triển một cách tích cực. 

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Nếu các vấn đề ở trẻ mẫu giáo không được giải quyết bằng các phương pháp đơn giản, giáo viên và phụ huynh nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia như nhà trường, bác sĩ, tâm lý học, v.v. để giúp giải quyết các vấn đề của trẻ một cách hiệu quả.

Khi nào thì nên chấn chỉnh các hành vi của trẻ?

Bằng chứng cho thấy rằng, trẻ em dễ dàng thay đổi tính nết của mình trước năm 7 tuổi. Trẻ càng được uốn nắn sớm, cơ hội thay đổi càng lớn.

Khi trẻ nhỏ cư xử theo cách mà cha mẹ cảm thấy phiền hà, chúng thường được yêu cầu chờ đợi, bởi vì trẻ sẽ lớn lên và không làm như vậy nữa.

6 hành vi có vấn đề ở trẻ mẫu giáo cần cha mẹ chấn chỉnh càng sớm càng tốt-3

Tiến sĩ tâm lý học hành vi Melanie Fernandez tại Mỹ cho biết, trên thực tế là khi trẻ không thể hành động phù hợp với lứa tuổi, tốt nhất là không nên chờ đợi. Trẻ em luôn học hỏi và hành vi mất kiểm soát của chúng càng được dung thứ lâu thì hành vi đó càng ăn sâu vào gốc rễ.

Tiến sĩ Fernandez nói: "Hành vi sai trái của trẻ diễn ra càng lâu thì cha mẹ càng khó thay đổi".

Các bậc cha mẹ cũng có thể lo lắng rằng, họ sẽ bị chỉ trích vì là "cha mẹ trực thăng". Nhưng việc uốn nắn dành cho cha mẹ chỉ đơn giản là giúp những đứa trẻ hay quậy phá hoặc mất kiểm soát học được những kỹ năng mà chúng chưa học được. Điều này giúp chúng tránh bị dán nhãn là những đứa trẻ "có vấn đề".

Tiến sĩ Fernandez lưu ý rằng, tất cả trẻ 2 - 3 tuổi đều dễ dàng nổi cơn thịnh nộ và có thể chống lại sự chỉ đạo của cha mẹ. Trẻ 2 tuổi nói "không" với nhiều thứ là điều tự nhiên. Hành vi thực sự đáng được chú ý khi "không" là câu trả lời duy nhất mà cha mẹ nhận được, nó sẽ không thay đổi nếu không có một "cuộc chiến" xảy ra trong gia đình.

Với những cơn giận dữ, vấn đề không chỉ là tần suất mà còn là mức độ ảnh hưởng của chúng. Bạn có thể cần giúp đỡ nếu nhận thấy những cơn giận dữ của trẻ xảy thường xuyên, chúng khóc dai dẳng không dứt và khó dỗ dành.

Không có gì lạ khi nghe các bậc cha mẹ nói: "Tôi yêu con tôi nhưng thật khủng khiếp khi mỗi ngày giống như một cuộc chiến với con mình".

Can thiệp sớm rất quan trọng vì nó giúp trẻ học những hành vi mới trước khi chúng hình thành những thói quen và hành vi xấu, tạo ra trải nghiệm rất tiêu cực cả ở nhà và sau này ở trường.

Trẻ em cần và muốn có mối quan hệ tích cực với cha mẹ và những người khác. Là cha mẹ, chúng ta có thể giúp con mình làm việc đó càng sớm thì chúng càng hạnh phúc và thành công hơn.

Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ttvn.toquoc.vn/6-hanh-vi-co-van-de-o-tre-mau-giao-can-cha-me-chan-chinh-cang-som-cang-tot-20230727065700711.htm

trẻ mẫu giáo

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.