- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 kiểu ông bố này là “sát thủ” giáo dục gia đình, nhất là kiểu bố cuối cùng!
Người cha là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ. Nhưng có 6 kiểu ông bố là “sát thủ” giáo dục gia đình gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển của trẻ.
- Chồng Đặng Thu Thảo thi thoảng mới đăng ảnh các con lên Facebook, nhìn vào chi tiết này ai cũng khen: Gia đình khéo dạy
- Đừng để "con người khác", "con nhà người ta" làm tổn thương chính con mình…
- Bé gái tính toán siêu đỉnh, bố hỏi câu nào cũng trả lời nhanh như chớp nhưng nhìn nụ cười của bố lại thấy có gì... sai sai
Người cha hút thuốc ở nhà
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ hút thuốc của người cha tỷ lệ thuận với tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm phổi phế quản. Người cha càng nghiện thuốc lá thì khả năng con mắc bệnh càng lớn. Hơn nữa, các chất hóa học được tiết ra khi đốt thuốc lá sẽ làm tăng độ nhạy cảm của niêm mạc đường hô hấp của trẻ và làm tăng sự xuất hiện của bệnh hen suyễn. Ngoài những thiệt hại về vật chất, không thể không kể đến những thiệt hại về tâm lý.
Vì vậy, các ông bố hãy vì con, hãy cố gắng bỏ thuốc lá, rượu bia, tạo môi trường sống tốt cho con mình. Nếu bạn thực sự không làm được, hãy cố gắng không hút thuốc, uống rượu trước mặt con cái, điều này sẽ phá hủy hình ảnh đẹp của bạn trong lòng bọn trẻ.
Người cha không trung thực
Nhiều ông bố luôn lấy công việc bận rộn làm cái cớ để mất niềm tin vào con cái. Nếu đứa trẻ muốn đi công viên giải trí với cả gia đình, người bố sẽ nói: "Tuần sau chúng ta đi", đứa trẻ sẽ vô cùng ngóng đợi nhưn bố lại luôn vắng mặt. Công việc rõ ràng không phải là cái cớ để từ chối việc nuôi dạy con cái.
Một khi khủng hoảng lòng tin xảy ra, cảm giác bất an và hoảng sợ này sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng không thể tin tưởng ngay cả những người thân thiết nhất. Như vậy, trẻ lớn lên có khả năng trở thành những người không trung thực, thiếu chữ tín trong tương lai.
Người cha luôn mất bình tĩnh
Người cha cục cằn thường dẫn con cái đến hai thái cực: Một là trẻ sẽ trở thành cái bóng của cha, tính tình thất thường, cáu kỉnh, gắt gỏng; Hai là trở thành nạn nhân của sự áp bức của cha, đồng thời, lớn lên thành một người hèn nhát và thấp kém, không bao giờ có thể thoát khỏi nỗi đau do cha mang lại khi còn nhỏ. Tác động của nguồn gốc gia đình đối với đứa trẻ là rất lớn, thậm chí ảnh hưởng đến sinh mạng của đứa trẻ.
Vì vậy, các ông bố hãy dẹp bỏ tính xấu, học cách kiềm chế cảm xúc, sử dụng cách giao tiếp thay vì buộc tội và lạm dụng. Hãy tạo ra một môi trường yên bình và ấm áp cho con bạn lớn lên!
Người cha luôn vắng mặt
Xã hội phát triển nhiều người cha luôn bận rộn với hàng tá công việc và thường xuyên không có mặt ở nhà, họ dồn hết việc giáo dục con cái cho vợ, ông bà hoặc bảo mẫu.
Thực tế cho thấy, việc thiếu vắng người cha trong giáo dục gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất và tương lai của con cái.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả những trẻ sơ sinh vẫn còn trong tình trạng mơ hồ có thể gặp phải các triệu chứng như bồn chồn, chán ăn, trầm cảm và cáu kỉnh do thiếu tình thương của cha. Là một người cha, dù tuổi trưởng thành hay chưa, dù bận rộn đến đâu thì cũng phải gánh vác trách nhiệm nuôi dạy con cái, ít nhất hành vi của mình cũng phải xứng đáng với danh hiệu người cha.
Người cha nghiện điện thoại
Có rất nhiều ông bố mải mê với điện thoại mà bỏ quên con cái. Nếu người cha luôn chú ý đến điện thoại, dần dần trẻ bắt đầu nghi ngờ và phủ nhận giá trị tồn tại của bản thân. Một khi ý thức thấp về giá trị, trẻ sẽ trở nên tự ti và mặc cảm.
Nếu người cha luôn chú ý đến điện thoại mà phớt lờ trẻ, thì điều trẻ cảm thấy là sự thờ ơ, bị từ chối và không được yêu thương.
Hơn nữa, bố mải mê sử dụng điện thoại di động cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Những đứa trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến điện thoại di động và phát triển thói quen xấu là nghịch điện thoại giống như cha của chúng.
Người cha không yêu mẹ
Trong mắt trẻ thơ, cha là biểu tượng của sức mạnh. Là người trụ cột, cha nên cho con một mái ấm hạnh phúc và an toàn. Cảm giác an toàn nhất đến từ việc cha mẹ yêu thương nhau, đặc biệt cha yêu mẹ.
Một cặp vợ chồng không hạnh phúc, hay cãi nhau trước mặt con sẽ gây ra vấn đề tâm lý với con trẻ. Trong suy nghĩ của những đứa trẻ, người cha thường là biểu tượng của sức mạnh và sự mạnh mẽ. Với tư cách là người bảo vệ đứa trẻ, người cha nên cho con mình một ngôi nhà an toàn và cảm giác an toàn lớn nhất của đứa trẻ đến từ việc cha mẹ yêu thương nhau.
Trong trái tim non nớt của một đứa trẻ, tình yêu thương của người cha sẽ luôn đóng vai trò là người dẫn đường và soi đường cho con. Sau khi đứa trẻ được sáu tuổi, rất cần sự uy nghiêm và hướng dẫn của tình yêu thương của người cha. Là một người cha, hãy chủ động thực hiện trách nhiệm nuôi dạy con cái và là một tấm gương sáng!
Theo Mộc - VietNamNet
-
Làm mẹ7 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.