7 sai lầm khi pha sữa bột làm mất chất dinh dưỡng, gây hại cho trẻ

Pha sữa bột không đúng cách có thể gây hại cho trẻ, cha mẹ cần tránh những sai lầm khi pha sữa cho con.

Ngày nay, nhiều cha mẹ không tiếc tiền mua các loại sữa nhập khẩu, với hy vọng con mình có thể nhận được nhiều dưỡng chất nhất để cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, họ có thể bỏ qua cách pha sữa bột cơ bản nhất nên vô tình khiến các chất dinh dưỡng trong sữa bị hao hụt hoặc trẻ có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe.

Những sai lầm dễ mắc phải nhất khi pha sữa bột

Pha sữa bột rất đơn giản, ai cũng có thể làm được nhưng để pha đúng cách thì không phải người nào cũng biết. Dưới đây là những cách pha sữa bột phổ biến nhất có thể gây hại cho trẻ:

1. Cho bột sữa vào trước rồi mới cho nước vào

Pha sữa theo cách này, lượng nước thực tế sẽ ít hơn lượng nước theo quy định, dẫn tới tỷ lệ bột sữa và nước không chuẩn. Điều này có thể khiến sữa đặc hơn, không tan đều, không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Cách làm đúng: Thêm lượng nước theo quy định, sau đó mới cho bột vào, lắc đều cho tan hết bột.

7 sai lầm khi pha sữa bột làm mất chất dinh dưỡng, gây hại cho trẻ-1

2. Pha sữa bột với nước tinh khiết, nước khoáng

Nước tinh khiết tuy sạch hơn nhưng thường thiếu các khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người, còn nước khoáng tuy chứa nhiều khoáng chất nhưng hàm lượng quá nhiều, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, nếu nước được sử dụng để pha sữa bột không đủ sạch, chứa vi khuẩn hoặc các chất độc hại, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn hoặc bị bệnh.

Cách làm đúng: Tốt nhất là bạn nên sử dụng nước lọc, đun sôi để nguội ở nhiệt độ thích hợp để pha sữa.

3. Dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để pha sữa

Nhiệt độ nước sôi quá nóng dễ làm mất chất dinh dưỡng trong sữa bột, có thể gây bỏng cho trẻ. Pha bằng nước lạnh không có lợi cho dạ dày của trẻ, bột sữa cũng khó tan hơn.

Cách làm đúng: Nhiệt độ thích hợp nhất để pha sữa bột thường 40 - 70 độ C, tốt nhất nên pha theo nhiệt độ mà từng loại sữa bột chỉ định.

7 sai lầm khi pha sữa bột làm mất chất dinh dưỡng, gây hại cho trẻ-2

4. Lắc mạnh bình sữa

Nếu lắc mạnh bình sữa sẽ dễ tạo bọt khí quá nhiều, trẻ nuốt nhiều bọt khí dễ bị đầy hơn sau khi uống, gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Cách làm đúng: Vặn nắp bình, giữ bình sữa trong 2 tay, lăn qua lại theo chiều ngang.

5. Sử dụng quá nhiều hoặc quá ít bột sữa

Sử dụng quá nhiều bột có thể dẫn đến tình trạng táo bón và khó tiêu hóa, trong khi sử dụng quá ít bột có thể khiến trẻ không đủ dinh dưỡng.

Cách làm đúng: Lấy đúng lượng bột và nước theo quy định.

7 sai lầm khi pha sữa bột làm mất chất dinh dưỡng, gây hại cho trẻ-3

6. Lưu trữ sữa bột không đúng cách

Sữa bột phải được lưu trữ ở nhiệt độ phù hợp và trong một nơi khô ráo để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Cách làm đúng: Sữa bột nên để nơi thoáng mát, đậy nắp kín, tránh côn trùng bò vào.

7. Sử dụng sữa bột hết hạn

Sử dụng sữa bột đã hết hạn có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì các chất dinh dưỡng trong sữa đã mất đi.

Cách làm đúng: Luôn đọc và quan sát kỹ thời hạn sử dụng sữa bột trước khi pha cho trẻ uống.

7 sai lầm khi pha sữa bột làm mất chất dinh dưỡng, gây hại cho trẻ-4

Chú ý: Cách xác định nhiệt độ khi cho trẻ bú sữa

Nếu nhiệt độ sữa quá cao sẽ làm trẻ bị bỏng, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ sau khi uống. Vì vậy, cha mẹ phải kiểm soát nhiệt độ của sữa bột.

Trên thực tế, cha mẹ có thể kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên mu bàn tay xem có cảm giác nóng không, nếu mu bàn tay chỉ ấm chứ không nóng thì thích hợp cho trẻ bú. Hoặc cách tốt nhất là bạn nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của sữa. 

Theo PNVN

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/7-sai-lam-khi-pha-sua-bot-lam-mat-chat-dinh-duong-gay-hai-cho-tre-20230615082828122.htm

sữa bột

pha sữa

Nuôi con


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.