- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 điều con cần được biết khi bố mẹ ly dị
Hôn nhân không hạnh phúc thì ly dị, đó là chuyện của người lớn với nhau. Nhưng gia đình đổ vỡ thì không còn là chuyện của cha mẹ nữa rồi.
Chúng ta kết hôn là có sự hiện diện của song thân phụ mẫu, của 2 đại gia đình nên khi ly hôn, chúng ta cũng cần thông báo lại cho họ một cách đường hoàng như khi thông báo kết hôn vậy. Nếu đã có con thì con cũng là một thành viên của gia đình và con cũng cần phải biết. Đó là sự công bằng với đứa trẻ.
Dưới đây là 8 điều tôi nghĩ các cha mẹ có thể tham khảo.
1. Hãy chuẩn bị tâm lý cho… mình khi thông báo chuyện ly hôn. Là cho chính mình. Đừng nói khi bạn đang tức điên lên với vợ/chồng. Hay khi bạn đang tổn thương. Bạn không cần phải bắt con phải chịu chung cảm xúc tiêu cực này với bạn chứ, đúng không? Khi bạn đủ bình tĩnh, tỉnh táo rồi thì hãy bắt đầu nói với con.
2. Trả lời mọi câu hỏi của con. Hãy chuẩn bị hết mọi phương án, kế hoạch tương lai, để trả lời các câu hỏi của con. Như khi con hỏi chúng ta sẽ ở đâu, làm gì khi không có bố hoặc mẹ. Như con sẽ thế nào sau đó.
Hãy đặt ra nhiều câu hỏi cho mình để có thể trả lời con được thành thật. Đó cũng là điều cần làm khi bạn quyết định kết thúc cuộc hôn nhân này mà, đúng không?
3. Một cuộc trò chuyện rõ ràng. Hãy là khi bạn bình tĩnh nhất, tự tin nhất và sẵn sàng đối thoại nhất. Đảm bảo rằng cả bạn lẫn con đều có thời gian đủ để trò chuyện và sau đó là chăm sóc cảm xúc của con.
4. Luôn là đầy đủ cả bố và mẹ để không thành nói xấu sau lưng nhau. Hoặc con sẽ có cảm giác mẹ muốn ly dị chứ không phải cả 2 muốn. Trong trường hợp bạn đời của bạn không muốn tham gia cùng thì hãy chắc chắn những điều anh ta/cô ta muốn gửi đến con sẽ được bạn truyền tải đầy đủ, trung thực.
5. Hãy thật đơn giản. Thông báo với con về quyết định ly hôn chứ không phải cuộc luận tội ai trong 2 người. Lại càng không phải là nơi để bạn khóc nức nở. Hãy biến cuộc trò chuyện như một sự chia sẻ.
6. Kiên nhẫn. Có thể một cuộc trò chuyện chưa giải quyết được vấn đề. Chưa thể khiến con thoải mái. Hãy kiên nhẫn cho trẻ hiểu rằng đây là một quyết định không thể thay đổi và chúng ta phải làm gì tiếp theo.
7. Đây không phải lỗi tại con. Chắc chắn! Phải cho trẻ hiểu đây không phải là lỗi tại con. Nó là chuyện của cha mẹ. Có thể xin lỗi con nhưng đó là một quyết định không thể thay đổi.
8. Quan tâm nhiều hơn trong suốt thời gian sau đó. Đừng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn sau khi bố mẹ ly dị. Tốt nhất, nếu bạn yêu con đủ, hãy đảm bảo con không bị ảnh hưởng tâm lý sau khi cha mẹ ly dị.
Chấp nhận những gì có thể xảy đến sau khi con tiếp nhận thông tin ly hôn này. Bởi con bạn cũng là một phần trong cuộc hôn nhân mà. Giúp con chấp nhận sự thật này chứ đừng bắt con phải chấp nhận sự thật này.
Bạn không có lỗi gì cả trong việc bạn ly hôn nhưng bạn cũng cần xin lỗi con vì điều này sẽ làm xáo trộn cuộc đời con. Cả khi bạn là người nuôi con hoặc chồng bạn/vợ bạn là người nuôi con thì hãy chắc chắn rằng bố mẹ ly hôn nhưng bố mẹ vẫn là bố mẹ của con.
Gia đình không thể chung một nhà nữa nhưng con vẫn có đủ gia đình. Vì gia đình là sự đủ đầy của mọi thành viên trong tim con chứ không phải chỉ trong một mái nhà.
Theo PNVN
-
Làm mẹ33 phút trướcTrẻ lớn lên trong môi trường gia đình thường xuyên có xung đột dễ có xu hướng nổi loạn, thiếu kiểm soát cảm xúc
-
Làm mẹ16 giờ trướcTheo các nghiên cứu, nếu trẻ có 5 "sở thích" dưới đây, chứng tỏ bé có chỉ số IQ và EQ cực cao, báo hiệu tương lai thành công và hạnh phúc viên mãn.
-
Làm mẹ21 giờ trướcDuy trì sự nhất quán trong các thói quen và cho trẻ tham gia quá trình lập kế hoạch có thể giúp giảm lo lắng và giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn...
-
Làm mẹ1 ngày trướcSẵn sàng bỏ chồng và bỏ ngoài tai lời bác sĩ, người mẹ dũng cảm đã giúp con trai vượt qua bệnh tật thi đỗ vào ngôi trường đại học Harvard danh giá.
-
Làm mẹ1 ngày trướcChế độ ăn uống tốt của người mẹ trong thời gian mang thai có thể giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn về mặt cấu trúc
-
Làm mẹ2 ngày trướcChứng bệnh đau đầu hay gặp ở người lớn nhưng trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi trẻ kêu đau đầu, cha mẹ không nên xem thường bởi đó cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý đáng ngại.
-
Làm mẹ2 ngày trướcLà mẹ của ba đứa con, Jenny Woo, nhà giáo dục được đào tạo tại Harvard, hiểu được những khó khăn để nuôi dạy một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) như thế nào.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
-
Làm mẹ3 ngày trướcDựa trên kinh nghiệm của mình, chị Phương đã đúc kết và viết ra cuốn sách "Tôi đã gửi ba đứa trẻ đến Harvard". Qua đó, có thể thấy rằng giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong tương lai của con trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcMột số thói quen của trẻ trong mắt cha mẹ trông có vẻ rất phiền phức, nghịch ngợm, nhưng nó lại tiềm ẩn những tài năng của một đứa trẻ thông minh.
-
Làm mẹ5 ngày trướcSinh con là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đó cũng là thời điểm thường có nhiều thay đổi về cảm xúc và căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ kiệt sức, trầm cảm và ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con bú.
-
Làm mẹ6 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.