8 thói quen này của cha mẹ có thể khiến trẻ trở nên ngốc nghếch, thậm chí trầm cảm, hãy dừng lại càng sớm càng tốt

Trong quá trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm trong cách giáo dục nhưng không phải ai cũng nhận ra.

Để dạy dỗ con khôn lớn, các bậc cha mẹ cần phải tránh những thói quen xấu dưới đây: 

1. Dạy dỗ kiến thức sớm, bỏ qua cảm xúc của trẻ

Để con cái không bị thua kém các bạn, một số cha mẹ dạy con quá sớm những kiến thức khó hoặc đặt mục tiêu học tập quá cao. Tuy nhiên, nếu trẻ cố gắng hết sức mã vẫn không bao giờ đạt được kết quả như bố mẹ kỳ vọng, trẻ sẽ cảm thấy rất nản lòng, thiếu tự tin và luôn luôn sợ hãi.

2. Thiếu kỷ luật

Khi thấy con bày trò nghịch ngợm hay bắt nạt trẻ khác, nếu cha mẹ không ngăn lại, sẽ khiến trẻ dễ nảy sinh tính hung hăng, khó bảo sau này. Chuyện thiếu kỷ luật trong dạy dỗ con cái thường bắt nguồn từ việc phụ huynh không muốn nhìn nhận đúng vào bản chất vấn đề.

Trẻ con cần được dạy về ranh giới giữa cái "đúng" và "sai" cũng như cách tương tác, giao tiếp hợp lý với người khác. Nếu không được định hướng ngay từ bé, ranh giới giữa "đúng" - "sai" sẽ trở nên khó phân định.
 
3. Cho trẻ ăn thiếu khoa học 

8 thói quen này của cha mẹ có thể khiến trẻ trở nên ngốc nghếch, thậm chí trầm cảm, hãy dừng lại càng sớm càng tốt-1


Nhiều bậc cha mẹ luôn coi trọng việc trẻ phải đươc "ăn no", nếu con ăn ít, "ăn chưa đủ" theo cảm tính của cha mẹ thì sẽ lo đến mất ă mất ngủ, Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến tế bào não bị lão hóa sớm và giảm trí thông minh, gây xơ cứng động mạch não và ngày càng trở nên ngu ngốc. Vì vậy ăn quá nhiều có thể không phải là điều tốt. Khi cho trẻ ăn, cần đặc biệt lưu ý đến bữa sáng. Chất lượng bữa sáng liên quan mật thiết đến sự phát triển trí tuệ, bữa sáng không những phải ăn vừa phải mà còn phải ăn đầy đủ chất.

4. Để trẻ ngủ thiếu giấc 

Cha mẹ muốn xem TV hoặc chơi game, ngủ nghỉ, để tránh cho con cái quấy rầy, thường sẽ "ném" cho trẻ điện thoại di động, máy tính bảng..., sau đó để mặc kệ trẻ chơi với các thiết bị thông minh này. Nhiều trẻ không kiểm soát được thời lượng sử dụng thiết bị công nghệ, dẫn tới bị "lún" thời gian, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trẻ em thiếu ngủ do thức đêm sẽ gặp phải hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như giảm khả năng miễn dịch, rối loạn nội tiết... 

8 thói quen này của cha mẹ có thể khiến trẻ trở nên ngốc nghếch, thậm chí trầm cảm, hãy dừng lại càng sớm càng tốt-2

Không những thế, ngủ không đủ giấc và buồn ngủ trong lớp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái nghe của trẻ. Thiếu ngủ đi kèm với đầu óc không tỉnh táo khiến não bộ trong trạng thái ức chế, không thể hưng phấn được, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của trẻ.

5. Dùng vũ lực hoặc bạo lực bằng lời nói đối với trẻ em

Một số cha mẹ mắng con, thậm chí đánh con khi con mắc lỗi. Con cái sợ hãi trước quyền uy của cha mẹ, trẻ chỉ biết im lặng chịu sự trừng phạt, lâu dần sẽ hình thành tính cách hướng nội, khép kín và ít nói.

Thực tế, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái không thể giải quyết căn bản vấn đề của con mà chỉ gây tổn hại lớn hơn đến thể chất và tinh thần cho trẻ. Khi bị đánh, trẻ dễ bị suy nhược tinh thần, lo lắng… có thể dẫn đến các vấn đề về thần kinh.

6. Chỉ học, không chơi

Áp lực học hành khiến trẻ rơi vào căng thẳng, lo âu. Nhiều cha mẹ biết rõ điều này song vì sốt ruột và kỳ vọng quá nhiều vào thành tích học tập của con nên vẫn cố ép trẻ học ngày học đêm.

Điều cha mẹ phải làm không phải là ngăn cản trẻ chơi mà phải giúp trẻ cùng nhau xây dựng lịch trình đều đặn, không chỉ là kế hoạch học tập mà phải bao gồm cả thời gian giải trí, vui chơi, chơi game... Cha mẹ nên kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, vui chơi và học tập, để giảm bớt áp lực cho trẻ. 

7. Kìm nén cảm xúc của trẻ

Khi một đứa trẻ khóc, đa phần phụ huynh sẽ yêu cầu con "nín ngay", "im lặng", "đừng khóc nữa", "có thế thôi mà cũng khóc". Tương tự như vậy, khi trẻ nổi cáu, bố mẹ cũng tìm cách kìm nén cơn giận của con bằng cách dọa dẫm hoặc chê bai. 

8 thói quen này của cha mẹ có thể khiến trẻ trở nên ngốc nghếch, thậm chí trầm cảm, hãy dừng lại càng sớm càng tốt-3

Việc bố mẹ kìm nén cơn tức giận của trẻ, vô tình khiến trẻ hình thành những tính cách bất thường sau này. Kiểu trấn áp cơn giận của trẻ có thể có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng một khi sự tức giận bị kìm nén, nó sẽ gieo những hạt mầm xấu vào tâm trí con trẻ.

8. Chế nhạo khi trẻ làm sai điều gì đó

Khi một đứa trẻ làm sai điều gì đó, một số cha mẹ sẽ nói: "Mẹ biết ngay là con sẽ làm sai mà, con chẳng bao giờ làm việc gì tốt đẹp cả". Có một số ít cha mẹ không bộc lộ cảm xúc, không cười với con, cũng không thể hiện suy nghĩ của bản thân. Ngay cả khi trẻ làm tốt việc nào đó, họ cũng dửng dưng không quá quan tâm hoặc cho rằng, đó có thể là do may mắn. Một đứa trẻ nếu được giáo dục theo cách này ngay từ nhỏ, chúng sẽ hình thành tâm lý tự ti, cảm thấy mình không thể làm tốt bất cứ việc gì.

 

 Theo Tâm An - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.