Anh trai chăm sóc người em kém 27 tuổi khiến dân mạng cảm động nhưng vẫn không quên "soi" ra một sự thật đau lòng

Có thể thấy, cộng đồng mạng đã rất cảm động trước sự chăm sóc tận tình của người anh. Nhưng cũng không ít người lo lắng cho tương lai của gia đình họ.

Sinh con thứ 2 là câu chuyện nhiều gia đình nghĩ đến. Nhất là các cặp vợ chồng mới đang có 1 đứa con, việc sinh thêm khiến họ phải cân nhắc nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi phụ nữ nên có khoảng cách ít nhất là 2-3 năm giữa 2 lần sinh. Đây là khoảng thời gian đủ để người phụ nữ hồi phục sức khỏe, giải tỏa stress sau quãng thời gian vượt cạn và nuôi con vất vả. Riêng đối với chị em sinh mổ sẽ cần khoảng thời gian ít nhất là 5 năm để lấy lại “phong độ”. Tuy nhiên, thực tế là không ít các bà mẹ có khoảng cách giữa các lần sinh quá ngắn hoặc quá dài so với khuyến cáo trên. Như trường hợp của bà mẹ dưới đây, cô ấy đã sinh đứa con thứ hai cách con trai đầu những 27 năm, điều này đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người.

Con thứ 2 kém con đầu 27 tuổi. Anh chăm em mà nhìn giống như "cha chăm con" khiến ai cũng ngạc nhiên.

Cách đây ít lâu, một đoạn video bất ngờ được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong video, là hình ảnh một người đàn ông đang chăm sóc một em bé nằm trong nôi. Mặc dù, em bé đã ngủ nhưng người đàn ông vẫn rất chăm chú nhìn đứa trẻ với một ánh mắt yêu thương, trìu mến. Thỉnh thoảng, anh lại kéo chăn lên đắp cho bé, sau đó lại tiếp tục nhìn với nụ cười trên môi. Điều này khá bình thường nhưng tại sao lại khiến cư dân mạng xôn xao, bàn tán?

Anh trai chăm sóc người em kém 27 tuổi khiến dân mạng cảm động nhưng vẫn không quên soi ra một sự thật đau lòng-1Anh trai chăm sóc người em kém 27 tuổi khiến dân mạng cảm động nhưng vẫn không quên soi ra một sự thật đau lòng-2

Ban đầu, khi xem video này, cộng đồng mạng sẽ nghĩ rằng đó là một ông bố trẻ đang học cách chăm sóc con của mình, nhưng sau khi đọc các bình luận, họ nhận ra người đàn ông trong video thực chất là anh trai đứa bé. Chính khoảng cách quá lớn giữa hai anh em họ đã khiến cộng đồng mạng ngạc nhiên, xem đây là một chuyện hy hữu và chia sẻ rầm rộ trên mạng. Một số bình luận điển hình của dân mạng khi xem video trên:

- Chuyện gì đang xảy ra vậy? Lúc đầu tôi tưởng là hai bố con nhưng thật sự không ngờ đó là anh trai của đứa bé.

- Anh trai chăm em chu đáo quá, nhìn cứ tưởng bố đang chăm con

Có thể thấy, cộng đồng mạng đã rất cảm động trước sự chăm sóc tận tình của người anh. Nhưng cũng không ít người lo lắng cho tương lai của gia đình họ, có người còn nói "đau lòng" khi nghĩ đến viễn cảnh bà mẹ không sống đến khi đứa bé trưởng thành:

- Con trai lớn đã 27 tuổi rồi mà bà mẹ này còn sinh thêm con làm gì nhỉ. Chắc giờ bà ấy phải 50 hoặc 60 tuổi rồi? Đây giống như kiểu sinh con cho con trai tôi nuôi vậy!

- Mấu chốt ở đây là người già sinh con đúng không? Chẳng may bà mẹ không sống nổi đến lúc đứa trẻ lớn thì tương lai nó sẽ đi về đâu, nghĩ thôi cũng thấy đau lòng!

Khi một đứa trẻ chào đời là niềm vui của cả gia đình nhưng sự chênh lệch tuổi tác quá lớn giữa hai người con sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Ngoài nguy cơ bà mẹ bị ảnh hưởng sức khỏe khi sinh con ở tuổi đã cao thì cô ấy còn phải đối diện với nhiều mối lo lớn như:

1. Có đủ kinh tế để lo cho con không?

Nuôi một đứa trẻ là chuyện không hề dễ dàng, nhất là trong xã hội ngày nay khi giá cả sinh hoạt cao cộng thêm áp lực công việc lớn khiến người mẹ phải lo lắng nhiều hơn. Thêm thành viên mới đồng nghĩa với khoản chi tiêu trong gia đình bạn cũng vì thế mà tăng lên. Có hàng trăm thứ chi phí mà bà mẹ phải tính đến như tiền thuốc men khi con ốm đau, ăn uống , nuôi con, học hành… Hơn nữa, nếu sinh con thứ hai thì áp lực kinh tế cũng tăng gấp đôi vì phải lo cho cả hai đứa trẻ. Khi kinh tế không đủ vững vàng, thì cuộc sống của gia đình cũng vì thế mà bị ảnh hưởng lớn, những đứa trẻ không có được sự chăm sóc và nuôi dưỡng tốt là điều hiển nhiên.

Anh trai chăm sóc người em kém 27 tuổi khiến dân mạng cảm động nhưng vẫn không quên soi ra một sự thật đau lòng-3

2. Bạn có đủ nghị lực để nuôi đứa con thứ hai không?

Ngoài áp lực kinh tế, việc bạn có đủ sức để nuôi con thứ hai hay không cũng cần phải xem xét. Đặc biệt như tình huống trong video, mẹ của đứa bé có lẽ đã ngoài 50 hoặc 60 tuổi, có thể bà sẽ không thể đi làm trong 10 năm nữa, nếu vậy thì lúc đó đứa trẻ chỉ mới 10 tuổi. Thực sự như những gì cư dân mạng nói, sau này người anh cả sẽ phải lo cho đứa em của mình, chẳng khác gì bố lo cho con cả, điều này vô hình chung làm tăng thêm gánh nặng cho người con đầu của họ.

3. Khoảng cách thế hệ giữa hai đứa trẻ

Nếu chênh lệch tuổi tác giữa hai đứa trẻ là tương đối lớn, chúng không những không có ngôn ngữ chung mà còn có thể sẽ không có nhiều tình cảm gắn bó thân thiết với nhau. Một đứa trẻ sắp lập gia đình và một đứa trẻ cần được chăm sóc, hai người sẽ ít cơ hội gặp nhau nên cơ hội để vun đắp tình cảm cũng không nhiều. 

Vì thế, khi muốn sinh con thứ hai, chúng ta cần chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt bao gồm: sức khỏe, tài chính cũng như tâm lý. Ngoài ra, cũng cần tính toán để khoảng cách giữa hai lần sinh không quá xa nhau nhằm đảm bảo cho các con nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Vậy con thứ nhất và con thứ hai nên chênh nhau bao nhiêu tuổi?

Nếu bạn muốn sinh con thứ hai thì khoảng cách chênh lệch tuổi giữa hai con nên trong khoảng 3-5 tuổi sẽ tốt nhất. Sở dĩ như vậy là bởi vì lúc này, bà mẹ đã được nghỉ ngơi đầy đủ, hơn nữa người con đầu cũng đã đến tuổi đi học mẫu giáo nên việc chăm sóc hai đứa trẻ sẽ không quá khó khăn, đỡ vất vả hơn. Điều quan trọng nhất là chênh lệch tuổi tác của hai đứa không quá lớn nên sẽ không có khoảng cách thế hệ và sẽ dễ dàng trao đổi với nhau cũng như vun đắp tình cảm thân thiết hơn.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


sinh con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.