Bà nội trêu: 'Nộp hết tiền lì xì chưa', con tôi trả lời 1 câu mà cả họ đều khen bố mẹ khéo dạy

Câu trả lời của con khiến chị Thủy được dịp phổng mũi với họ hàng.

Sau Tết, trẻ nào cũng rủng rỉnh vì trong Tết vừa được ông bà, bố mẹ và họ hàng,... lì xì một khoản. Tự nhiên có một khoản tiền lớn, nhiều trẻ dễ tiêu phung phí vào đồ chơi hoặc đồ ăn vặt. Cũng vì vậy mà không ít bố mẹ vội vàng "tịch thu" dưới danh nghĩa "giữ hộ", khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không đồng ý.

Vậy phải làm thế nào để cho trẻ được giữ lì xì nhưng lại không tiêu phung phí? Điều này tùy thuộc vào cách dạy dỗ của cha mẹ. Với chị Ng. T. Thủy (TP Nam Định), ngay từ trước Tết, vợ chồng chị đã dạy con rất kỹ lưỡng về cách sử dụng tiền lì xì. Chị dặn con, đây là khoản tiền may mắn mà người lớn tặng con với mục đích cầu chúc những điều tốt lành, nên con cần phải suy nghĩ trước khi sử dụng, không được phung phí, làm uổng tấm lòng của người lớn.

Năm nay, họ hàng nhà chồng chị Thủy từ Nam ra chơi nên con được mừng tuổi nhiều hơn mọi năm. Khi hết mùng 3, chị Thủy đã cùng con lên kế hoạch sẽ dùng số tiền này vào những mục đích nào. Bé Tôm (lớp 2), con trai chị nêu ra một loạt thứ muốn mua, như mô hình máy bay, truyện tranh,...

Bà nội trêu: Nộp hết tiền lì xì chưa, con tôi trả lời 1 câu mà cả họ đều khen bố mẹ khéo dạy-1

Chị Thủy đã dạy con rất kỹ về cách sử dụng tiền lì xì. (Ảnh minh họa)

Chị Thủy dạy con chia số tiền ra làm 2 phần, một phần để tiết kiệm bỏ lợn, một phần sẽ dùng để mua những món đồ con thích. Tuy nhiên, không phải món nào cũng có thể mua. Bà mẹ này đã phân tích cho con món nào nên mua, món nào không nên và cuối cùng, hai mẹ con chốt được danh sách các món đồ.

Chính vì đã được dạy dỗ kỹ lưỡng nên mùng 6 Tết vừa qua, trong bữa tiệc chia tay họ hàng, khi bà nội trêu "Đã nộp hết tiền lì xì cho bố mẹ chưa", bé Tôm đã có câu trả lời khiến chị Thủy phổng mũi.

"Năm nay cháu được giữ tiền lì xì và đã có kế hoạch sử dụng rõ ràng", Tôm khoe với bà nội và các bác. Con trai chị Thủy sau đó hào hứng chia sẻ với mọi người kế hoạch dùng tiền lì xì cụ thể của mình, nào thì sẽ mua món gì, lý do tại sao, số tiền còn lại tiết kiệm như nào, sau này sẽ dùng vào mục đích gì,...

"Thấy họ hàng vỗ tay khen con mình ngoan, rồi khen mình khéo dạy con mà tôi không giấu được nụ cười", chị Thủy tâm sự.

Dùng tiền lì xì dạy con giá trị của việc quản lý tài chính

Đối với tiền lì xì của con, bố mẹ không nên "tịch thu" một cách cực đoan, thay vào đó hãy tận dụng cơ hội để dạy con các bài học về tài chính.

Việc để lại một phần tiền cho trẻ tùy ý sử dụng còn có thể thúc đẩy sự hiểu biết của trẻ về các khái niệm chi tiêu và thặng dư. Kinh nghiệm này nên được hình thành từ khi còn rất nhỏ, và dịp Tết là cơ hội tốt để cha mẹ dạy con những kiến thức bổ ích.

Bà nội trêu: Nộp hết tiền lì xì chưa, con tôi trả lời 1 câu mà cả họ đều khen bố mẹ khéo dạy-2

Cha mẹ nên tận dụng tiền lì xì để dạy con về quản lý tài chính.

Khi con muốn dùng tiền lì xì mua đồ, bạn có thể hỏi một số câu như: "Con có cần món đồ này không?", "Con sẽ sử dụng món đồ được mua chứ?" hoặc "Tại sao món đồ này lại quan trọng với con?". Những câu hỏi này có thể đơn giản nhưng kích hoạt não bộ trẻ suy nghĩ, cân nhắc và tìm ra sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu. Nếu trẻ thích những đồ vật đắt tiền, bạn có thể biến đó thành cơ hội dạy về sự tiết kiệm.

Bố mẹ có thể mua cho trẻ một chiếc ví đựng tiền lẻ. Ngoài việc rèn luyện tính trách nhiệm với những món đồ quan trọng của mình, trẻ còn có thể kiểm soát mình còn bao nhiêu tiền. Trẻ cũng sẽ không cảm thấy rằng "tiền chỉ có thể thuộc về cha mẹ", từ đó học cách chi tiêu phù hợp.

Những đứa trẻ được tạo cơ hội đưa ra các quyết định tài chính từ sớm, phù hợp với lứa tuổi, và trải qua những tình huống khó xử trong chi tiêu có thể hình thành "thói quen tích cực trong tâm trí" khi nói đến tiền. Điều này tác động tới khả năng lập kế hoạch chi tiêu, thúc đẩy hành vi tích cực trong cuộc sống sau này.

Theo Phụ nữ Việt Nam


bà nội


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.