- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ cảnh báo: Gia tăng trẻ bị tai nạn thời điểm cận Tết
Theo thống kê từ bệnh viện Nhi Trung ương, cứ mỗi năm vào dịp Tết, số lượng trẻ em nhập viện do tai nạn, thương tích thường tăng mạnh. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm tai nạn giao thông, bỏng, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm và các chấn thương do các trò chơi không an toàn.
Theo bác sĩ Phạm Thái Anh (Bệnh viện Bắc Thăng Long), cha mẹ cần biết những tai nạn trẻ hay gặp và cách phòng tránh, sơ cứu để gia đình đón Tết an toàn.
Hóc dị vật đường thở là tai nạn phổ biến
Tai nạn này thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Dị vật phổ biến là các loại hạt do các gia đình mua về ăn tết. Hoặc là, trong khi người lớn bất cẩn, trẻ em thường tò mò nuốt phải các vật nhỏ như bi nhựa hoặc đồ chơi mini, gây nguy cơ nghẹt thở.
Đối phó với trẻ bị hóc cần sự bình tĩnh của cha mẹ, tránh hốt hoảng khiến trẻ hoảng sợ. Trước tiên, bạn hãy đặt con nằm sấp dọc theo cánh tay của mình, lưu ý để đầu trẻ thấp hơn ngực. Một tay bạn đỡ đầu và vai của trẻ, tay kia vỗ nhẹ vào lưng đến khi nào bật ra dị vật. Tuyệt đối không dùng tay móc dị vật.
Với trẻ lớn hơn, bạn có thể cho con cúi người về phía trước, đầu thấp hơn ngực. Sau đó một tay đỡ ngực con, tay kia vỗ mạnh 5 lần vào giữa hai xương bả vai của trẻ theo hướng từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong.
Nếu biện pháp cấp cứu này của bạn không có kết quả hoặc trẻ bị bất tỉnh, cần phải tiến hành hà hơi thổi ngạt ngay. Đồng thời, bạn cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện cấp cứu.
1001 các kiểu ngộ độc
Khi bị ngộ độc, trẻ sẽ có một số biểu hiện như: đau bụng, nôn, ỉa chảy, khó thở, đau đầu, chóng mặt... Nếu ngộ độc nặng thì ở trẻ sẽ xuất hiện tình trạng hôn mê, co giật... Quan trọng nhất là cha mẹ cần xác định nhanh và chính xác nguyên nhân gây ngộ độc cho trẻ.
Nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn cần khuyến khích con nôn ra được càng nhiều càng tốt. Khi trẻ nôn, cần lưu ý tư thế cho trẻ nằm đầu thấp, nghiêng một bên. Tránh nằm ngửa vì nguy cơ hít vào phổi gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm tính mạng.
Một số trẻ bị ngộ độc thuốc, chất tẩy rửa, xăng dầu... do sự bất cẩn của người lớn. Trong trường hợp này, cần chú ý đến những dấu hiệu ngộ độc nguy hiểm như hôn mê, suy thở, co giật, co cứng toàn thân... Cha mẹ cần phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Đuối nước, quan trọng nhất là sơ cứu trẻ
Cha mẹ hoặc người trông trẻ cần có kỹ năng sơ cứu trẻ bị đuối nước, bởi vài phút đầu là thời gian vàng để cấp cứu. Nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu oxy, do đó, khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay để giúp duy trì máu lên não. Thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 3-5 phút. Quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh.
Tai nạn giao thông
Trong dịp Tết, lưu lượng xe cộ tăng cao, đặc biệt tại các khu vực chợ hoa, siêu thị, hoặc đường về quê… Trẻ em dễ gặp tai nạn nếu không được giám sát khi di chuyển trên đường phố đông đúc.
Bỏng nóng hoặc cháy nổ
Khu vực bếp là nơi nguy hiểm nhất trong dịp Tết khi người lớn bận rộn chuẩn bị món ăn. Ngoài ra, việc dùng pháo hoa, đèn trang trí hoặc bóng bay chứa khí dễ cháy cũng có thể dẫn đến tai nạn cho trẻ.
Trẻ dễ bị bỏng trong khi người lớn chuẩn bị các món ăn ngày Tết.
Tai nạn tại các khu vực công cộng
Các khu vui chơi, hội chợ hay lễ hội cuối năm thường tập trung đông người. Trẻ em dễ bị lạc, va chạm hoặc gặp nguy hiểm nếu không có người lớn theo sát.
Theo Tiền Phong
-
Làm mẹ13 giờ trướcĐây là thông điệp được Hội LHPN thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, gửi đến các bậc phụ huynh, các gia đình qua tiểu phẩm phòng chống xâm hại tình dục trẻ em vừa đạt giải A trong buổi giao lưu mô hình "An toàn cho phụ nữ, trẻ em".
-
Làm mẹ1 ngày trướcCó rất nhiều quy tắc trong gia đình nhưng các điều sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc. Con cái sẽ trở nên ngoan ngoãn, hiếu thảo.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCác chuyên gia cho rằng, con cái bất hiếu hoá ra hoàn toàn là do cha mẹ "bồi dưỡng" mà nên. Cách giáo dục không thích đáng của cha mẹ đã để lại 'vết xước' trong tâm hồn con trẻ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcMọi đứa trẻ đều có thể nhận được điểm kém. Đối với những đứa trẻ thường xuyên gặp tình trạng này, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcDậy thì sớm ở bé gái là một vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Việc hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp bố mẹ hỗ trợ con tốt hơn trong giai đoạn quan trọng này.
-
Làm mẹ4 ngày trướcMột đứa trẻ có thành tích học tập xuất sắc phần lớn là do có những thói quen tốt được hình thành từ nhỏ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhững đứa trẻ độc lập, tháo vát, có thể xử lý những khó khăn trong cuộc sống và phát triển mạnh mẽ bởi cha mẹ của chúng luôn làm 7 điều này.
-
Làm mẹ15/01/2025Ngày 15/1, TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp kịp thời cho một trường hợp bị xoắn buồng trứng 7 vòng, nguy cơ hoại tử.
-
Làm mẹ15/01/2025Cảm lạnh là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trong mùa đông. Tuy là căn bệnh thông thường nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm trong quá trình chăm sóc trẻ.
-
Làm mẹ15/01/2025Bé gái 3,2kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.
-
Làm mẹ13/01/2025Trẻ em do hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh sởi. Nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm và lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy rằng các bậc cha mẹ đang gặp không ít sai lầm trong việc này.