Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con "nhất lớp"

Con trai Bảo Thy chào đời ở vạch đích, được bố mẹ chăm sóc và giáo dục trong điều kiện tốt nhất.

Sau khi chính thức làm vợ đại gia Phan Lĩnh và hạ sinh quý tử đầu lòng, Bảo Thy trở thành "hot mom" của showbiz Việt. Nữ ca sĩ gần như gác lại toàn bộ sự nghiệp và chăm chút cho hành trình khôn lớn của con. Nữ ca sĩ từng chia sẻ: "Khi có con, Thy lại càng hiểu rõ trách nhiệm của người mẹ là phải đồng hành cùng con trong giai đoạn những năm đầu đời khi con hình thành tính cách và cảm quan về cuộc sống. Nên Thy sẽ cố gắng hết sức để bên cạnh con trọn vẹn"

Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con nhất lớp-1

Bảo Thy gác lại sự nghiệp lo cho con trai

Con trai của nữ ca sĩ tên Victor. Cậu bé khôi ngô tuấn tú và có nước da trắng ngần giống mẹ. Bảo Thy cũng gia nhập hội ‘’cuồng con’’ giống nhiều mẹ bỉm khác, cô thường chia sẻ hình ảnh đáng yêu của Victor trên trang cá nhân. Bố là đại gia khét tiếng, mẹ là ca sĩ nổi tiếng, con trai Bảo Thy cũng được mệnh danh là "rich kid" chào đời ở vạch đích và được bố mẹ chăm sóc trong điều kiện tốt nhất.

Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con nhất lớp-2Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con nhất lớp-3

Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con nhất lớp-4Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con nhất lớp-5

Vợ chồng Bảo Thy đưa con đi nhiều nơi

Dù quý tử còn nhỏ nhưng Bảo Thy không ngại chi số tiền lớn để mua hàng hiệu và tạo phong cách thời trang sành điệu cho con. Chưa kể mọi vật dụng của con trai cũng được nữ ca sĩ chi 1 số tiền không nhỏ. Con trai Bảo Thy được mẹ mua cho xe đẩy với giá hơn 50 triệu, mua cho con gấu bông nhập khẩu từ Hàn Quốc về với giá 2,5 triệu để đảm bảo chất lượng. Đến khi con ăn dặm, Bảo Thy chọn mua bộ chén bát ăn dặm có giá hơn 2,3 triệu. Chỉ riêng ghế ngồi cho con cô cũng bỏ ra hơn 3,6 triệu đồng để sắm về. Có thể thấy, không chỉ đầu tư thời gian và tiền bạc, "công chúa bong bóng" đặc biệt kỹ càng trong việc chăm sóc con.

Victor ngay từ nhỏ đã được yêu thương, chăm bẵm cực kỳ cẩn thận. Bên cạnh đó, Bảo Thy cũng chú trọng việc giáo dục sớm cho con trai. Nay Victor đã 19 tháng tuổi và nữ ca sĩ đã cho con đi học để rèn kĩ năng tự lập và cho con tiếp thu nhiều điều mới. Ngôi trường mà Bảo Thy cho con đi học là trường tư nhân với nhiều lựa chọn học phí từ lớp thường đến lớp song ngữ, mức học phí ở lựa chọn cao cấp nhất sẽ vào khoảng gần 200 triệu/1 năm.

Mới đây, Bảo Thy tự hào chia sẻ hình ảnh cho con trai tới lớp cùng lời tâm sự: "Cái nắm tay hạnh phúc tột cùng của mẹ. Victor của mẹ trộm vía rất tự lập, đi học con tự xúc ăn, đến giờ tự lên nệm ngủ và đi học cũng tự bước đi chứ không đòi mẹ bế. 19 tháng đi học và luôn được cô khen là bạn học sinh năng nổ, hài hước nhất lớp".

Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con nhất lớp-6Bảo Thy chọn trường học phí 200 triệu/năm cho quý tử 19 tháng, tan học nghe cô giáo nhận xét con nhất lớp-7

Bảo Thy vui mừng vì con tự lập sớm

Dù dư khả năng thuê bảo mẫu chăm con nhưng Bảo Thy vẫn muốn rèn con ở trường lớp thay vì cứ giữ con khư khư ở nhà. Thật sự việc chọn thời gian cho con đi học là vấn đề ‘’nan giải’’ của nhiều mẹ. Nhiều người cho rằng con đi học sẽ tự lập, thông minh hơn nhưng mặc khác nhiều người cũng lo lắng con còn nhỏ sẽ dễ nhiễm bệnh và sốc tâm lý.

Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt về lợi ích của việc đi học mầm non của Tổ chức Carnegie đã kết luận rằng, những đứa trẻ bắt đầu đi học từ khi còn nhỏ sẽ có nhiều khả năng tốt nghiệp trung học và học đại học. Những đứa trẻ tham gia chương trình giáo dục sớm cũng khỏe mạnh và giàu có hơn những đứa trẻ không tham gia chương trình giáo dục sớm.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay, chưa có một độ tuổi thống nhất thích hợp cho bé đi nhà trẻ, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, mức độ nhận biết và khả năng hòa nhập của trẻ. Vậy làm thế nào để xác định trẻ đã sẵn sàng đi học?

- Con bạn có độc lập không?

Để học tại trường mầm non, đòi hỏi trẻ phải có những kỹ năng cơ bản nhất định. Con bạn cũng có thể tự lo cho bản thân ở một số nhu cầu cơ bản khác, chẳng hạn như rửa tay sau khi vẽ tranh, ăn trưa ít sự trợ giúp, và ngủ một mình. Nếu trẻ chưa có kĩ năng này, bạn có thể bắt đầu tập luyện ở nhà trước khi đi học.

- Trẻ đã có khoảng thời gian xa mẹ chưa?

Nếu con bạn đã được người giữ trẻ hoặc người thân chăm sóc, trẻ sẽ được chuẩn bị tốt hơn để tách ra khỏi bạn khi ở trường mầm non. Nếu con bạn không có nhiều cơ hội để xa bạn, bạn có thể lên lịch cho trẻ xa bố mẹ một thời gian ngắn, chẳng hạn như một ngày cuối tuần với ông bà hoặc một ngày với người thân quen khác.

- Trẻ có thể tự chơi không?

Trường mầm non thường có những hoạt động mang tính thủ công và nghệ thuật đòi hỏi sự tập trung và khả năng tập trung vào một nhiệm vụ cá nhân. Nếu con bạn thích vẽ ở nhà hoặc mải mê với các câu đố và các hoạt động khác, thì con bạn đã sẵn sàng học tại trường mầm non.

- Trẻ đã sẵn sàng tham gia các hoạt động nhóm chưa?

Nhiều hoạt động ở trường mầm non yêu cầu tất cả trẻ em trong lớp tham gia cùng một lúc. Nếu con bạn chưa quen với các hoạt động nhóm, bạn có thể tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động đông người.

- Trẻ có làm quen với việc giữ lịch trình đều đặn không?

Các trường mầm non thường tuân theo một lịch trình đã được lên kế hoạch: Thời gian tập hợp, giờ chơi, bữa ăn nhẹ, chơi ở sân, sau đó ăn trưa. Vì vậy, nếu con bạn không tuân theo lịch trình và mỗi ngày đều khác nhau, bạn nên thực hiện việc chuẩn hóa các ngày của trẻ trước khi bắt đầu cho trẻ đi học mẫu giáo.

- Tại sao bạn muốn gửi trẻ đến trường mầm non?

Hãy cân nhắc kỹ về mục tiêu của bạn khi gửi con đến trường mầm non. Nếu bạn thấy rằng lý do chính mà bạn muốn gửi con mình đến trường mầm non là trẻ có vẻ háo hức muốn tìm hiểu những điều mới và khám phá, trẻ không nhận được đủ sự thích thú ở nhà hoặc trẻ đã sẵn sàng để mở rộng tầm nhìn xã hội và tương tác với những đứa trẻ khác, thì rất có thể đây là thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu đi học.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), trẻ đi đến nhà trẻ trước 18 tháng thì dễ bệnh vặt, còn đi trễ sau 2, 3 tuổi thì khó hòa nhập và có thể chậm nói. Quan trọng nhất, phụ huynh cần phải chuẩn bị trước khi đưa trẻ tới lớp và quan sát tâm lý sau khi trẻ tới lớp.

Vì thế, việc cho con đi học khi nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không nhất thiết phải áp dụng theo 1 mốc thời gian cụ thể nào. Mẹ cần cân nhắc kĩ lưỡng, lắng nghe con để cảm nhận đâu là thời điểm lý tưởng để con bắt đầu đi học. Dĩ nhiên, đi học quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Theo Người đưa tin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/bao-thy-chon-truong-hoc-phi-200-trieunam-cho-quy-tu-19-thang-tan-hoc-nghe-co-giao-nhan-xet-con-nhat-lop-a597294.html

Bảo Thy

Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.