Bé 10 tuổi bị bắt vì ăn cắp đồ ăn vặt từ siêu thị nhưng hành động của người mẹ còn gây phẫn nộ hơn

Đám đông xung quanh đều bất bình với người mẹ, họ nói dù giận con bao nhiêu cũng không làm như như vậy.

Một bé gái 10 tuổi ở Trung Quốc bị phát hiện trộm đồ ăn vặt trong siêu thị, ông chủ đã liên hệ với phụ huynh để giải thích sự việc nhưng phụ huynh của cô bé không những không tỏ ra lo lắng mà còn yêu cầu ông chủ gọi trực tiếp cảnh sát. Ông chủ liên tục hỏi bé gái rằng tại sao lại lấy trộm đồ, nhưng không nhận được phản hồi tích cực trong một thời gian dài, cuối cùng ông chỉ có thể gọi cảnh sát. 

Bé 10 tuổi bị bắt vì ăn cắp đồ ăn vặt từ siêu thị nhưng hành động của người mẹ còn gây phẫn nộ hơn-1

Sau khi cảnh sát đến, cô bé đã tâm sự sự thật và nói rằng mình đang đói. Trong lúc cảnh sát đang tiến hành giáo dục tư tưởng, mẹ của cô bé cuối cùng cũng đến, nhưng không nói năng gì mà giận giữ tát thẳng vào mặt con gái.

Mọi người tại hiện trường vội can ngăn, bà chủ cửa hàng nói rằng: “Nó ăn trộm đồ của tôi, tôi còn không mắng chửi, chị đừng có đánh con như thế…”. Nhưng mẹ cô bé vẫn không kiềm chế được mà quát cô bé: “Mẹ không muốn con nữa!”.

Bé 10 tuổi bị bắt vì ăn cắp đồ ăn vặt từ siêu thị nhưng hành động của người mẹ còn gây phẫn nộ hơn-2

Lúc đó, đám đông xung quanh đều bất bình với người mẹ, họ nói dù giận con bao nhiêu cũng không được nói như vậy bởi đứa trẻ không phải vật dụng cá nhân mà bảo muốn hay không muốn. Nếu chỉ dạy để con biết lỗi của mình, con vẫn có thể là một đứa bé ngoan, chỉ cần người lớn giáo dục con thật tốt…

Một số cư dân mạng bình luận: Đây là một sự thất bại trong giáo dục điển hình, nếu trẻ mắc lỗi thì nên giao tiếp với trẻ tốt hơn để hiểu rõ vấn đề cơ bản về những hành vi sai trái của trẻ, còn đánh hoặc bỏ qua cho trẻ thì đây là hành vi vô trách nhiệm của cha mẹ.  

Bé 10 tuổi bị bắt vì ăn cắp đồ ăn vặt từ siêu thị nhưng hành động của người mẹ còn gây phẫn nộ hơn-3

Lỗi lầm của trẻ em chắc chắn đáng lên án, nhưng điều đáng lên án hơn cả chính là vấn đề nuôi dạy con nhưng không giáo dục tốt ở người lớn. Đối với một đứa trẻ 10 tuổi, khái niệm cơ bản về đúng và sai lẽ ra đã được hình thành từ lâu, nhưng tại sao nó lại phát triển thành ăn cắp? Rõ ràng đây là hậu quả của sự giáo dục không đầy đủ của gia đình.

Khi trẻ mắc lỗi, giao tiếp quan trọng hơn nhiều so với trừng phạt

Logic nội tại thông thường của nhiều bậc cha mẹ là nếu con phạm sai lầm, trước tiên con phải chấp nhận hình phạt, nếu không con chắc chắn sẽ tái phạm trong tương lai. Nhưng thực tế, nếu cha mẹ làm như vậy là đẩy con cái ra xa và khiến chúng không chịu giao tiếp với cha mẹ. 

Họ có thể biện minh rằng: "Tôi làm tất cả vì lợi ích của con tôi, nếu là người khác tôi đã không quan tâm! Con nên hiểu tôi". Thế nhưng, vẫn có nhiều cách nhẹ nhàng hơn để quản lý và giáo dục con cái hiệu quả hơn. Chẳng hạn, khi trẻ mắc lỗi, trước tiên cha mẹ hãy hỏi thăm tình hình của trẻ, hiểu cảm xúc của trẻ, sau đó phân tích để trẻ hiểu điều gì là sai và hậu quả của nó ngay sau khi trẻ nói ra. Nếu quan tâm đến hành động của con cái và hiểu chúng, bạn thực sự có thể đối xử tốt với con bạn.

Bé 10 tuổi bị bắt vì ăn cắp đồ ăn vặt từ siêu thị nhưng hành động của người mẹ còn gây phẫn nộ hơn-4

Các bậc cha mẹ phải học cách thay đổi quan niệm giáo dục của mình

Tuy nhiên, chúng ta không thể trách các bậc cha mẹ hiện nay quá nhiều, bởi khi họ còn nhỏ, có thể họ cũng được nuôi dạy dưới sự giáo dục bạo lực như những lời "lăng mạ", "đánh đòn" từ cha mẹ. Vì vậy, trong tiềm thức họ nghĩ rằng đây là phương pháp hiệu quả để giáo dục con cái, dù sao thì họ cũng lớn lên theo cách này mà không có vấn đề gì cả.

Vậy nhưng,, trong thời đại mới, các bậc cha mẹ phải học cách thay đổi quan niệm giáo dục, giáo dục phải dựa vào thể chất và tinh thần của con cái. Suy cho cùng, vì áp lực trong thời gian dài, những đứa trẻ không thấy hy vọng, không được giúp đỡ rất có thể sẽ bị trầm cảm, sống khép mình, thậm chí còn nghĩ đến việc kết liễu cuộc đời mình. Có không ít trường hợp đau lòng đã xảy ra và cha mẹ nên cảnh giác. 

Làm thế nào để giao tiếp với trẻ một cách chính xác?

Có thể một số cha mẹ chưa biết cách giao tiếp đúng cách với con cái. Nếu vậy, cha mẹ chỉ cần thực hiện những điều sau đây khi giao tiếp với con cái là đủ:

1. Sử dụng tư duy bình đẳng để giao tiếp với trẻ em. 

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là bình đẳng, cha mẹ cần chú ý thái độ bình đẳng, tôn trọng con cái, tránh đơn phương ra lệnh, nếu không con cái chỉ cảm thấy mình không có gì để nói với cha mẹ, chỉ còn lại sự ngượng ngùng giữa nhau. .

2. Gửi tín hiệu tích cực đến trẻ và cho trẻ biết rằng cha mẹ quan tâm chúng. 

Cha mẹ khi giao tiếp với con nên chủ động đóng vai người nghe và để con nói ra ý kiến của mình. Trong quá trình này, cha mẹ có thể phát ra những tín hiệu tích cực, chẳng hạn như phản hồi thích hợp, cho trẻ biết rằng cha mẹ quan tâm đến mình, quan tâm đến mình, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái hầu hết đều thành công.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.