Bé 7 tháng luôn nắm chặt tay, đi khám mới biết đó là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

Việc trẻ sơ sinh thường xuyên nắm chặt tay tưởng như là bình thường nhưng đó lại là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang bị bệnh.

Một người phụ nữ họ Lâm (Trung Quốc) mới sinh con trai đầu lòng được 7 tháng. Sau khi chuyển sang nhà mới, vợ chồng cô đón bà nội bé lên ở chung và hỗ trợ chăm sóc.

Bà nội chăm cháu thì phát hiện tay cháu luôn nắm chặt. Vợ chồng cô Lâm thì cho đó là hành động bình thường của trẻ nhỏ. Mẹ chồng cô thì cho rằng biểu hiện này là bất thường nên giục vợ chồng cô đưa con đi khám. Kết quả, bé trai đã bị bại não. Và nắm chặt tay chính là một trong những dấu hiệu nhiều bố mẹ bỏ qua.

Bé 7 tháng luôn nắm chặt tay, đi khám mới biết đó là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm-1

8 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tổn thương não

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi dễ hoảng loạn, nôn mửa, khóc, chán ăn và rối loạn giấc ngủ.

- Cho trẻ ăn khó khăn, trẻ hay chảy nước bọt, khó thở, thở giống như viêm phế quản.

- Giá trị cảm quan thấp, trẻ dễ bị bất ngờ bởi sự thay đổi của tiếng ồn.

- Trẻ dưới 3 tháng có cơn co cứng hoặc chân duỗi cứng khi đặt đứng, cứng khớp. Khi mặc quần áo rất khó để các chi trên mặc vào còng. Khi thay tã, đùi không dễ mở.

- Sau 105 ngày em bé vẫn không thể nhìn lên và vẫn lắc lư sau 5 tháng. Trẻ không ngẩng được đầu khi nằm sấp, không kiểm soát được đầu cổ hoặc không biết lẫy.

- Từ 4 – 6 tháng, trẻ luôn nắm chặt bàn tay, không có phản xạ dùng tay tìm hiểu sự vật xung quanh.

- Sau 5 tháng, trẻ không chủ động tóm các vật ở gần, hoặc không chú ý đến các chuyển động.

- Trẻ em bị bại não co giật có biểu hiện thờ ơ, tay chân cứng, chảy nước dãi quanh miệng, không ngẩng đầu lên được.

Để con được phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần lưu ý

Kiểm tra toàn diện sức khỏe trẻ ngay sau khi sinh

Trẻ chào đời thuận lợi, khóc to chưa chắc đã khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh vẫn có thể chứa đựng những vấn đề bẩm sinh về sức khỏe. Vì vậy, ngay sau khi trẻ chào đời, cha mẹ cần làm kiểm tra toàn diện cho con để kịp thời phát hiện, điều trị những vấn đề mà con gặp phải. Biện pháp phổ biến nhất là lấy máu gót chân.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ

Vì trẻ nhỏ sức đề kháng chưa hoàn thiện, trẻ cũng chưa đủ nhận thức và hiểu biết để nói với bố mẹ vấn đề mình gặp phải nên cha mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ để đánh giá sức khỏe toàn diện của con.

Đến bệnh viện thăm khám kịp thời

Hãy đưa con đến bệnh viện khám khi con có bất kỳ sự khó chịu nào. Sự chậm trể đôi khi có thể gây nên hậu quả nặng nề. Bố mẹ cũng không nên dùng các biện pháp truyền miệng kẻo lợi bất cập hại.

Theo Khoevadep

Xem link gốc Ẩn link gốc http://www.khoevadep.com.vn/be-7-thang-luon-nam-chat-tay-di-kham-moi-biet-do-la-dau-hieu-cua-benh-nguy-hiem-search/?id=306195

Trẻ sơ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.