- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé gái chào đời với cân nặng 5kg
Bé gái là con thứ 3 trong gia đình. Mẹ bé bị đái tháo đường thai kỳ, từng phải lọc máu do viêm tụy cấp. Thời điểm nhập viện, sản phụ có chỉ số mỡ máu tăng gấp 10 lần mức bình thường.
Sản phụ N.H.Y, 37 tuổi, vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) để chờ sinh con khi thai 39 tuần. Kết quả xét nghiệm chỉ số mỡ máu tăng cao, gấp 10 lần mức bình thường. Trong quá trình mang thai, chị mắc đái tháo đường thai kỳ, từng phải lọc máu lúc 23 tuần do viêm tụy cấp.
Bác sĩ sản khoa đã cùng hội chẩn điều trị với chuyên khoa nội tiết, tim mạch và gây mê để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phẫu thuật, nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, ê-kíp mổ chào đón em bé gái nặng 5kg. Ngay khi chào đời, em bé được bác sĩ theo dõi đường huyết liên tục đề phòng biến chứng hạ đường huyết sơ sinh.
Sau 7 ngày điều trị, các chỉ số xét nghiệm và vết mổ của chị Y. ổn định, mẹ và bé được xuất viện, hẹn tái khám để kiểm soát các chỉ số đường máu và mỡ máu.
Cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh đối với trẻ đủ tháng dao động khoảng từ 2,9 - 3,8kg. Trẻ sơ sinh có cân nặng từ 4kg trở lên được gọi là "con to". Trẻ chào đời nặng 5kg tương đương với trẻ khoảng 2 tháng tuổi.
Kỷ lục trẻ sơ sinh nặng cân nhất Việt Nam thuộc về em bé ở Vĩnh Phúc, nặng 7,1kg, chào đời khoẻ mạnh năm 2017. Thầy thuốc tỉnh Gia Lai từng đón một bé gái nặng 7kg; Đà Nẵng cũng từng có 2 bé được mổ lấy thai thành công với trọng lượng 6,5kg.
Thai quá lớn là một trong những nguyên nhân gây vỡ tử cung - tai biến sản khoa nặng có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con, đặc biệt trên tử cung đã có sẹo mổ cũ.
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng gia tăng. Bệnh có thường gặp ở thai phụ sinh con khi lớn tuổi, sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có đái tháo đường, tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to.
Theo Bộ Y tế, đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn tới mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp - sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật - sản giật và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai.
Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trước đó mà không được kiểm soát tốt.
Bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Thị Hồng Hiệp, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, khuyến cáo thai phụ cần đi khám thai tại các cơ sở sản khoa uy tín, làm các xét nghiệm theo đúng quy định để đề phòng, phát hiện và điều trị sớm các biến chứng trong thai kỳ, đặc biệt các rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thai kỳ hoặc bệnh lý tiền sản giật.
Nếu có dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần, thai phụ cần tới viện ngay. Sau sinh từ 3 đến 6 tuần, mẹ cũng cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết. Bé gái là con thứ 3 trong gia đình. Mẹ bé bị đái tháo đường thai kỳ, từng phải lọc máu do viêm tụy cấp. Thời điểm nhập viện, sản phụ có chỉ số mỡ máu tăng gấp 10 lần mức bình thường.
Sản phụ N.H.Y, 37 tuổi, vào Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) để chờ sinh con khi thai 39 tuần. Kết quả xét nghiệm chỉ số mỡ máu tăng cao, gấp 10 lần mức bình thường. Trong quá trình mang thai, chị mắc đái tháo đường thai kỳ, từng phải lọc máu lúc 23 tuần do viêm tụy cấp.
Bác sĩ sản khoa đã cùng hội chẩn điều trị với chuyên khoa nội tiết, tim mạch và gây mê để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phẫu thuật, nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, ê-kíp mổ chào đón em bé gái nặng 5kg. Ngay khi chào đời, em bé được bác sĩ theo dõi đường huyết liên tục đề phòng biến chứng hạ đường huyết sơ sinh.
Sau 7 ngày điều trị, các chỉ số xét nghiệm và vết mổ của chị Y. ổn định, mẹ và bé được xuất viện, hẹn tái khám để kiểm soát các chỉ số đường máu và mỡ máu.
Cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh đối với trẻ đủ tháng dao động khoảng từ 2,9 - 3,8kg. Trẻ sơ sinh có cân nặng từ 4kg trở lên được gọi là "con to". Trẻ chào đời nặng 5kg tương đương với trẻ khoảng 2 tháng tuổi.
Kỷ lục trẻ sơ sinh nặng cân nhất Việt Nam thuộc về em bé ở Vĩnh Phúc, nặng 7,1kg, chào đời khoẻ mạnh năm 2017. Thầy thuốc tỉnh Gia Lai từng đón một bé gái nặng 7kg; Đà Nẵng cũng từng có 2 bé được mổ lấy thai thành công với trọng lượng 6,5kg.
Thai quá lớn là một trong những nguyên nhân gây vỡ tử cung - tai biến sản khoa nặng có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con, đặc biệt trên tử cung đã có sẹo mổ cũ.
Đái tháo đường thai kỳ là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng gia tăng. Bệnh có thường gặp ở thai phụ sinh con khi lớn tuổi, sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có đái tháo đường, tiền sử sản khoa: thai lưu, sinh con to.
Theo Bộ Y tế, đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng rất lớn tới mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp - sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ tiền sản giật - sản giật và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai.
Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trước đó mà không được kiểm soát tốt.
Bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Thị Hồng Hiệp, Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba, khuyến cáo thai phụ cần đi khám thai tại các cơ sở sản khoa uy tín, làm các xét nghiệm theo đúng quy định để đề phòng, phát hiện và điều trị sớm các biến chứng trong thai kỳ, đặc biệt các rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thai kỳ hoặc bệnh lý tiền sản giật.
Nếu có dấu hiệu nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 1kg/1 tuần, thai phụ cần tới viện ngay. Sau sinh từ 3 đến 6 tuần, mẹ cũng cần khám chuyên khoa tim mạch và nội tiết.
Theo Vietnamnet
-
Làm mẹ21 giờ trướcHôn nhân không hạnh phúc thì ly dị, đó là chuyện của người lớn với nhau. Nhưng gia đình đổ vỡ thì không còn là chuyện của cha mẹ nữa rồi.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcNhững hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
-
Làm mẹ3 ngày trướcPhụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
-
Làm mẹ3 ngày trướcSức khỏe của trẻ nhỏ có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa. Nói cách khác, giữ cho trẻ có hệ tiêu hóa tốt là bí quyết ‘nuôi con khỏe’ của các bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
-
Làm mẹ5 ngày trướcTrong 3 tháng cuối thai kỳ, đa số các bà mẹ phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… Đây là những dấu hiệu cần đi khám cẩn thận chứ không thể chủ quan coi đó là ‘hiện tượng bình thường’ của quá trình mang thai.
-
Làm mẹ5 ngày trướcPhụ huynh thường muốn nuôi dạy con trở thành người hoàn hảo. Thực tế, trẻ có thể hạnh phúc hơn rất nhiều nếu không bị cha mẹ ngăn cản làm điều dưới đây.
-
1 ngày trước
-
19 giờ trước
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha mẹ thường đặt ra những hạn chế để giữ con cái trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng một số hạn chế nhất định lại có thể gây tác dụng ngược.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều nam giới còn coi nhẹ việc hút thuốc lá trong nhà trong khi vợ đang mai thai mà chưa hiểu hết những hệ lụy khi trẻ được sinh ra. Nhẹ thì trẻ thấp, còi, nặng thì dị tật bẩm sinh khiến trẻ vào đời phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Chưa kể đến những hệ lụy mà ngay chính gia đình và xã hội phải gánh chịu.
-
Làm mẹ6 ngày trướcDậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTheo dự báo thời tiết, không khí lạnh sắp về đến miền Bắc, Hà Nội sẽ có những ngày vừa mưa vừa rét. Vào lúc thời tiết giao mùa như vậy, trẻ em thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi.
-
Làm mẹ02/11/2024Thanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.