Bé gái lớp 4 thấp còi so với các bạn, bác sĩ khám bệnh tiết lộ nguyên nhân đến từ 2 sai lầm mấu chốt

Xiaoyu đang học lớp 4 trường tiểu học, trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ của trường phát hiện chiều cao của cô bé chênh lệch khá nhiều so với các bạn cùng lớp.

Mẹ của Xiaoyu rất lo lắng rằng cô bé sẽ không cao thêm được nữa nên đã cho con đi khám. Tuy nhiên sau khi thăm khám sơ bộ, bác sĩ không phát hiện thấy điều gì bất thường, họ đã yêu cầu gia đình cho bé kiểm tra bằng tia X và phát hiện tuổi xương của Xiaoyu là 9 tuổi, tức là quá trình phát triển xương chậm hơn một tuổi so với tuổi thật của cô bé. Đây là lý do mấu chốt dẫn đến việc Xiaoyu sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lớp.

Sau đó, bác sĩ đã nói chuyện kỹ lưỡng với gia đình và thấy rằng sức ăn của Xiaoyu rất ít, mỗi bữa cô bé chỉ ăn khoảng nửa bát cơm và mỗi ngày thường thức đến 11 giờ mới đi ngủ được.

Bé gái lớp 4 thấp còi so với các bạn, bác sĩ khám bệnh tiết lộ nguyên nhân đến từ 2 sai lầm mấu chốt-1

Ảnh minh họa

Bác sĩ cho biết, có hai yếu tố chính ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ, đó là "di truyền" và "sự nuôi dưỡng". Di truyền chính là yếu tố bẩm sinh con được thừa hưởng từ cha mẹ, phần lớn nếu bố mẹ cao thì tự nhiên con cũng sẽ cao và ngược lại.

Bên cạnh đó, lượng chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, lượng ăn không chỉ cần đủ mà còn phải cân bằng các chất dinh dưỡng, ví dụ như “sáng và tối mỗi ngày một ly sữa, một nắm đậu, cá, trứng, và thịt" đều là những công thức đơn giản, dễ nhớ. Mỗi dưỡng chất đều có tác dụng hỗ trợ cần thiết cho việc phát triển chiều cao của trẻ, ngoài canxi như chúng ta đã biết thì việc bổ sung đạm cũng rất quan trọng vì nguyên liệu của cơ và xương chính là đạm.

Một số cha mẹ cho rằng nên rèn cho con thói quen ăn uống lành mạnh, nấu tất cả các món ít muối, ít dầu. Thế nhưng thức ăn nhạt nhéo quá thì trẻ lại không ngon miệng, không có cảm giác thèm ăn chút nào vì theo kinh nghiệm chung, trẻ thường thích những món ăn có vị đậm đà. Thế nên, cha mẹ có thể thêm một lượng gia vị thích hợp, vừa phải vào món ăn để làm tăng hương vị của món ăn và kích thích trẻ thèm ăn.

Ngoài ra, “giấc ngủ” cũng là một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trẻ ngủ sâu có thể làm cho não tiết ra nhiều hormone tăng trưởng giúp xương phát triển. Từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng là cao điểm tiết hormone tăng trưởng, do đó thời gian này cha mẹ nên giữ cho trẻ ở trạng thái ngủ sâu. Nói chung trẻ tiểu học nên ngủ 9-11 tiếng mỗi ngày, THCS 8-10 tiếng, và càng đi ngủ muộn hormone tăng trưởng tiết ra càng ít, ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ càng lớn.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.