Bé lười ăn phải làm sao? Mách mẹ 9 cách hiệu quả giúp con hết lười ăn nhanh chóng

Biếng ăn là một “căn bệnh” khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến không ít phụ huynh phải đau đầu, lo lắng.

Nhiều gia đình dù có điều kiện kinh tế tốt, bố mẹ cũng đã thử đủ mọi cách để bé ăn ngon miệng nhưng vẫn không được cải thiện, dẫn đến tình trạng bé thiếu chất, thấp còi, thậm chí là suy dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Bé lười ăn phải làm sao? Mách mẹ 9 cách hiệu quả giúp con hết lười ăn nhanh chóng-1

# Nguyên nhân khi bé lười ăn

Theo đánh giá của cá bác sĩ, lười ăn, biếng ăn ở trẻ là tình trạng trẻ nhỏ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên ăn ít dẫn đến không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc của trẻ. Về nguyên nhân thì có thể kể đến những lý cho phổ biến sau:

1. Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm

Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,...

2. Do thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra

Những thói quen xấu do cha mẹ vô tình tạo ra cho trẻ thường là nguyên nhân dẫn đến sự biếng ăn. Ví dụ như: thời gian bữa ăn kéo dài, bạn thường chiều chuộng trẻ nên để trẻ ngậm thức ăn lâu hoặc nuốt mà không nhai. Những điều này có thể dẫn tới việc trẻ chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt và không thích ăn các loại thức ăn có dạng thô hơn cần phải nhai như: cơm, rau củ quả, thịt, cá… Hay cha mẹ thường xuyên chiều chuộng con, cho trẻ ăn đồ ăn chúng yêu thích trong một thời gian dài có thể khiến các bé kén ăn và không chịu ăn những thực phẩm khác.

3. Cho trẻ ăn không đúng lúc

Đôi khi bạn cho trẻ ăn không đúng lúc như thường bắt ép trẻ ăn vào lúc con vẫn còn no. Việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ khiến trẻ không thấy no hay thật sự đói. Cảm giác no, đói thật sự ở trẻ chỉ có khi bạn để trẻ ăn lúc chúng muốn. Có những trường hợp khi trẻ biếng ăn, cha mẹ đâm ra chán nản dẫn đến việc ngại chế biến thức ăn cho trẻ và cho trẻ ăn thức ăn của người lớn.

Bé lười ăn phải làm sao? Mách mẹ 9 cách hiệu quả giúp con hết lười ăn nhanh chóng-2

4. Tâm lý căng thẳng 

Một số cha mẹ không kiên nhẫn khi cho trẻ ăn nên đôi khi sẽ quát tháo mỗi lúc trẻ không muốn ăn hay ăn chậm. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi, sinh ra biếng ăn. Hay việc cha mẹ thấy con ăn ít hơn trẻ cùng độ tuổi, nên ra sức thúc ép trẻ ăn dễ khiến khó chịu, mệt mỏi cũng nảy sinh tâm lý chán ăn…

Không như người lớn, cảm giác đói ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng. Do đó, bạn không nên thúc ép trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự đói. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn riêng một mình, thay vào đó, hãy cho trẻ ăn cùng bữa ăn của gia đình. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, không cảm thấy đơn độc khi ăn.

5. Trẻ biếng ăn do vấn đề sức khỏe

Cũng như chúng ta, nếu không khỏe, trẻ cũng sẽ biếng ăn. Chẳng hạn trẻ mọc răng biếng ăn vì sưng nướu răng khiến việc nhai thức ăn của trẻ gặp khó khăn; Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón; Trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn; Trẻ có thể bị viêm nhiễm như viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… cũng sẽ dẫn đến biếng ăn.

# Hậu quả khi con lười ăn

Hậu quả của trình trạng lười ăn rất rõ ràng mà phụ huynh đều có thể dễ dàng nhận thấy, bao gồm những hậu quả trước mắt và hậu quả lâu dài. Cụ thể như:

- Chậm tăng cân, thấp còi, suy dinh dưỡng

- Thiếu hụt dưỡng chất làm rối loạn tăng trưởng

- Chậm phát triển trí não do dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ.

- Sức đề kháng suy giảm, dễ nhiễm bệnh

- Ảnh hưởng đến sự phát triển chỉ số cảm xúc (EQ), do đó khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa nhập… cũng kém đi. Thậm chí về lâu dài tình trạng này còn có thể dẫn đến tự kỷ, học kém và khó thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.

# Bé lười ăn phải làm sao?

Căn cứ vào những nguyên nhân khiến bé lười ăn và hậu quả khi bé biếng ăn lâu ngày như đã nêu ở trên, Tintuconline mời bạn đọc tham khảo một sốt biện pháp khắc phục cũng như đề phòng tình trạng trẻ biếng ăn hiệu quả dưới đây:

Bé lười ăn phải làm sao? Mách mẹ 9 cách hiệu quả giúp con hết lười ăn nhanh chóng-3

1. Không nên ép bé ăn

Nhiều gia đình con càng lười ăn thì càng thúc ép chúng ăn, thế nhưng các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng, thậm chí là đánh đập đều khiến tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn.

Nếu bạn muốn tập cho bé ăn món ăn mới, hãy cho ăn vào bữa sáng. Đây là khoảng thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới. Khi bé đã chịu ăn, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo.

2. Không nên kéo dài thời gian ăn

Đối với những bé năng động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn. Theo đó, dù bé có ăn ít đi chăng nữa nhưng bố mẹ cũng chỉ nên cho bữa ăn kéo dài trong khoảng 30 phút. Nhờ đó, bé không chỉ tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của trẻ. 

3. Chú ý khoảng cách các bữa ăn

Bố mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 - 5 tiếng bởi nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần thì bé sẽ chưa có cảm giác đói. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa hoặc bố mẹ bỏ đói bé thì lại làm tình trạng biếng ăn thêm xấu đi do bé đã cảm thấy mệt.

4. Thay đổi món ăn và cách chế biến

Việc lặp đi lặp lại một món ăn và cách chế biến dễ khiến bé thấy nhàm chán, chán ăn. Do đó, để hấp dẫn và kích thích trẻ ăn uống, cha mẹ nên tạo thực đơn với đa dạng các thức ăn và trình bày bữa ăn đẹp mắt cho trẻ. Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích và có thể để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được. 

5. Không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn

Ăn vặt hay chỉ đơn giản là uống nhiều nước trước bữa ăn cũng khiến trẻ không còn cảm giác đói, dẫn đến giảm hứng thú ăn, ăn ít. Thế nên bố mẹ cần hết sức lưu ý điều này trước các bữa ăn chính của trẻ, đừng nên có tâm lý thấy con lười ăn, ăn ít nên bé thích ăn gì, ăn lúc nào cũng chiều.

6. Hãy để bữa ăn thật vui vẻ

Bên cạnh ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình, bố mẹ hãy để bé tự cảm nhận các món ăn thông qua chạm, bóc (đối với bé nhỏ) và hướng dẫn bé dùng muỗng, nĩa (với các bé lớn). Khi bé tự ăn, bố mẹ cũng nên vỗ tay khen ngợi nhằm khuyến khích và động viên, giúp trẻ thích thú, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

7. Không nên dùng đồ ăn làm phần thưởng

Dùng các món ăn vặt làm phần thưởng là sai lầm của nhiều gia đình khi giải quyết vấn đề “bé biếng ăn phải làm sao?” vì điều này sẽ khiến bé ăn đối phó. Thay vào đó, bố mẹ nên tìm những “phần thưởng” khác để khuyến khích bé ăn như chơi cùng bé, đọc truyện cho bé nghe…

Bé lười ăn phải làm sao? Mách mẹ 9 cách hiệu quả giúp con hết lười ăn nhanh chóng-4

8. Không nên làm bé bị căng thẳng

Khi cho bé ăn, bố mẹ tuyệt đối không nên ép, khiến bé bị căng thẳng và hình thành cảm giác sợ ăn. Thay vào đó mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từng phần nhỏ. Sau khi bé ăn hết một phần, bố mẹ lại cung cấp phần tiếp theo. Lúc này, khi ăn hết từ phần nhỏ này sang phần nhỏ khác, trẻ sẽ học được cảm giác no và không bị cảm giác căng thẳng.

9. Cho bé thoải mái vui chơi, tập thể dục

Việc trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Bạn nên khuyến khích bé vui chơi, vận động thật thoải mái hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian tập thể dục cùng con, có thể là đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá banh… Việc vui chơi, vận động sẽ khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng nên bé sẽ có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.