Bé trai 5 tuổi tử vong khi đang ngủ trưa ở trường mầm non, nguyên nhân khiến phụ huynh và giáo viên đau lòng

Hôm ấy, cậu bé trằn trọc không thể chìm vào giấc ngủ trưa. Cho rằng bé nghịch ngợm nên cô giáo đã bắt bé phải đi ngủ giống như các bạn.

Nhiều phụ huynh sốc khi xem tin tức gần đây: Một cậu bé 5 tuổi ở Trung Quốc đột ngột tắt thở khi đang ngủ trưa ở trường mẫu giáo, và nguyên nhân dẫn đến cái chết của cậu bé hóa ra là do ăn quá no, khiến thức ăn trào ngược ra ngoài và gây tắc khí quản, dẫn đến ngạt thở.

Như thường lệ vào buổi sáng, cậu bé đã ăn xôi gà và uống sữa trước khi đến trường mẫu giáo. Vì bản thân xôi gà không dễ tiêu nên đến bữa trưa cậu bé không quá đói. Nhưng cô giáo sợ lãng phí thức ăn và bắt cậu bé ăn hết phần thức ăn còn lại. Đến giờ đi ngủ trưa, cậu bé do ăn quá no và không thể ngủ được. Cô giáo lại cho rằng bé nghịch ngợm không muốn ngủ trưa, nên đã cảnh cáo: "Con nhất định phải ngủ trưa!". Không còn cách nào khác, cậu bé chỉ có thể ép mình đi ngủ.

Bé trai 5 tuổi tử vong khi đang ngủ trưa ở trường mầm non, nguyên nhân khiến phụ huynh và giáo viên đau lòng-1

Đứa trẻ bị trào ngược thực phẩm vì ăn quá no khi ngủ trưa, dẫn đến ngạt thở (Ảnh minh họa).

Kết quả là cậu bé vẫn ngủ say sau khi các bạn đã thức giấc. Cô giáo đến gọi thì phát hiện cậu bé đã tắt thở, môi thâm đen, còn có dị vật trong miệng. Khi đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ bất lực, đứa trẻ vì chưa tiêu hóa hết thức ăn của buổi trưa, khiến thức ăn trào ngược ra ngoài và gây tắc khí quản, dẫn đến ngạt thở.

Và những câu chuyện thương tâm như vậy không phải là hiếm. Không chỉ trẻ em, nhiều người lớn trong chúng ta đều có thói quen nằm xuống và chợp mắt ngay sau khi ăn trưa xong. Nhưng ít người nhận ra sự nguy hiểm của việc chợp mắt ngay sau bữa trưa. Đặc biệt là dạ dày của trẻ tương đối nhỏ, thức ăn vừa ăn xong cần có thời gian để tiêu hóa.

Nếu không có thời gian vận động tiêu hóa thức ăn, ép trẻ nghỉ ngơi thì sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nhẹ có thể gây khó chịu cho thực quản, nặng sẽ dẫn đến trào ngược thực quản, gây loét và bào mòn thực quản, thậm chí tử vong do ngạt thở trong trường hợp nặng. Nếu trẻ ăn khá nhiều, hoặc trẻ khó ngủ sau bữa ăn thì không nên ép trẻ đi ngủ, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bé trai 5 tuổi tử vong khi đang ngủ trưa ở trường mầm non, nguyên nhân khiến phụ huynh và giáo viên đau lòng-2

Nếu ăn no và đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ rất nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Nếu phát hiện trẻ nhỏ có tình trạng tắc nghẽn thức ăn nhưng chưa kịp đi cấp cứu, bố mẹ, cô giáo nên bình tĩnh xử lý theo từng bước như sau:

- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật, thức ăn ra ngoài.

- Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

- Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh thức ăn ứ đọng trong mũi, miệng.

- Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm cách khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:

Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người trông trẻ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich). Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.

Làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn như vậy?

Bé trai 5 tuổi tử vong khi đang ngủ trưa ở trường mầm non, nguyên nhân khiến phụ huynh và giáo viên đau lòng-3

Cô giáo nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của trẻ khi ngủ trưa (Ảnh minh họa).

- Trong lúc trẻ ngủ trưa, cô giáo phải thường xuyên quan sát, lắng nghe và kiểm tra trẻ.

Thứ nhất là nghe xem trẻ có hô hấp bình thường không.

Thứ hai là nhìn xem thần thái của trẻ, cẩn thận quan sát trẻ có cử động bất thường không để phát hiện vấn đề và kịp thời xử lý.

Thứ ba là sờ trán của trẻ xem có ấm không.

Thứ từ là "làm": Một số trẻ đá chăn ra ngoài khi ngủ thì cần phải đắp kín chăn lại cho trẻ không bị lạnh.

Hy vọng giáo viên và các bậc cha mẹ hiểu biết thêm kiến thức này, đừng để bi kịch xảy ra lần nữa.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/be-trai-5-tuoi-tu-vong-khi-dang-ngu-trua-o-truong-mam-non-nguyen-nhan-khien-phu-huynh-va-giao-vien-dau-long-162201111210002628.htm

tử vong

hóc dị vật

Trường mầm non


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.