Bé trai bị cắt 1,5m ruột non chỉ vì làm việc này ngay sau bữa ăn - 3 việc cha mẹ tuyệt đối không để trẻ làm khi ăn để tránh rủi ro

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện đoạn ruột non dài khoảng 1,5m của đứa trẻ đã bị thâm đen, hoại tử, khoang bụng và mủ đỏ sẫm chảy ra...

Tản bộ nhẹ sau bữa ăn là một hoạt động rất có ích cho cơ thể. Nhiều người lớn sau khi ăn xong sẽ chậm rãi đi bộ vài bước trong phòng khách. 

Tuy nhiên việc này đối với cơ thể trẻ em lại không đơn giản như vậy. Vừa ăn no xong đã lập tức điên cuồng chơi đùa là trạng thái của không ít trẻ. Nhưng cha mẹ cần phải biết, hành vi này của trẻ là rất nguy hiểm! 

01. Bé trai hoạt động mạnh ngay sau bữa ăn, bị cắt 1,5m ruột non

Gần đây tờ Nhật báo Quảng Châu (Trung Quốc) đưa tin: Một cậu bé 4 tuổi tên Dương Dương, sau khi ăn tối xong liền “bật chế độ” chơi. Cậu nhảy lên giường xới tung đống chăn chiếu lên, rồi cứ như vậy leo lên nhảy xuống giường, lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Bé trai bị cắt 1,5m ruột non chỉ vì làm việc này ngay sau bữa ăn - 3 việc cha mẹ tuyệt đối không để trẻ làm khi ăn để tránh rủi ro-1

Sau khi chơi điên cuồng một hồi, Dương Dương xuất hiện các triệu chứng như đau bụng và nôn mửa, đến ngày hôm sau vẫn không thuyên giảm.

Thời điểm đưa đến bệnh viện, các bác sĩ phát hiện cậu bé bị đầy hơi rõ rệt, nôn mửa nhiều lần, tinh thần kém. Sau khi lấy máu, chụp chiếu và làm các xét nghiệm khác, xem xét đứa trẻ bị tắc ruột cấp tính, kết hợp một lượng lớn dịch ứ ở bụng.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện đoạn ruột non dài khoảng 1,5m của đứa trẻ đã bị thâm đen, hoại tử, khoang bụng và mủ đỏ sẫm chảy ra...

Sau khi phẫu thuật, ruột non bị hoại tử đã được cắt bỏ và tình trạng của đứa trẻ dần được cải thiện.

Bác sĩ điều trị của Dương Dương giải thích: “Bản thân đứa trẻ có vết nứt màng ruột non, cộng với chuyển động mạnh sau bữa ăn, ruột non sau khi chui vào lỗ nứt này rất khó để tự đặt lại, sau đó xuất hiện hoại tử xoắn ruột, vì vậy cần phải loại bỏ nhiều ruột non hơn”.

Các bác sĩ khuyến cáo, sau khi trẻ ăn xong, không nên hoạt động mạnh ngay lập tức, tốt nhất là chờ 1 giờ sau đó để giảm sự xuất hiện của một số biến chứng.

Ngoại trừ việc sau bữa ăn không nên vận động kịch liệt, 2 hành động dưới đây cũng cần phải tránh:

02. Đừng cười đùa trong bữa ăn!

Mỗi gia đình khi bắt đầu dạy em bé ăn, sẽ nhiều lần nhấn mạnh không chơi đùa. Nhấn mạnh nhưng đôi khi vẫn không thể cấm trẻ.

Trong các gia đình không ít cảnh thế này: Đứa trẻ cầm dĩa, thìa chạy phía trước, cha mẹ thì ở phía sau bưng bát cơm đuổi theo. Không có chuyện xảy ra chuyện thì thôi, nếu xảy ra thì đúng là hối không kịp! 

Có câu chuyện thương tâm thế này: Một cậu bé 3 tuổi rưỡi sau khi ăn xong, cầm đũa, cùng chị gái chạy đùa, kết quả là vô tình ngã xuống đất, mặt đập xuống đất, đũa trực tiếp xuyên miệng qua mũi chèn vào hộp sọ sâu 5cm. Sau hơn 5 giờ cấp cứu, chiếc đũa bị gãy trong sọ mới được lấy ra.

Một bé gái 3 tuổi khác đang ăn cơm với đũa trong khi chạy trong phòng khách, sau khi ngã khiến chiếc đũa cắm từ miệng vào sọ 10 cm.

Bé trai bị cắt 1,5m ruột non chỉ vì làm việc này ngay sau bữa ăn - 3 việc cha mẹ tuyệt đối không để trẻ làm khi ăn để tránh rủi ro-2

Những tai nạn như vậy về cơ bản có thể tránh được, nhưng lại vẫn luôn xảy ra hết lần này đến lần khác.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý:

● Không đuổi theo để cho trẻ ăn, đặc biệt là khi trẻ cầm đũa, thìa và các vật dụng khác trong tay. Cha mẹ càng đuổi theo, trẻ càng hăng hái; một khi ngã, hậu quả khó lường.

● Không để trẻ lấy đũa làm đồ chơi trên bàn ăn, không để trẻ để đũa vào miệng gặm cắn nhiều lần.

● Rời khỏi bàn ăn sẽ tịch thu đũa, nĩa, muỗng và các đồ dùng khác, hình thành cho trẻ thói quen tốt.

● Không chỉ đũa, trẻ khi ăn đồ ăn vặt khó nhai nuốt không nên vừa đi vừa ăn.

03. Đừng ép buộc trẻ ăn nhanh!

Khi nhìn con cái từng ngụm từng ngụm ăn cơm, cha mẹ có cảm giác thỏa mãn cùng hạnh phúc, so với nhặt được tiền còn hào hứng hơn. Nhưng trên thực tế, ăn cơm vẫn là nhai kỹ nuốt chậm sẽ tốt hơn! 

Bé trai bị cắt 1,5m ruột non chỉ vì làm việc này ngay sau bữa ăn - 3 việc cha mẹ tuyệt đối không để trẻ làm khi ăn để tránh rủi ro-3

Không ít phụ huynh bị ám ảnh bởi tốc độ ăn uống chậm chạp của con cái. Có một bà mẹ than thở trên mạng xã hội thế này: “Con nhà người ta ăn cơm đều là năm thìa bảy đùa liền ăn xong một chén. Con nhà tôi thì ăn cơm giống như con lười, động tác chậm chạp khiến tôi muốn bốc hỏa. Mỗi miếng cơm đều phải nhai 7, 8 cái, nó ăn xong một miếng, tôi đã ăn 4, 5 miếng. Giục thằng bé ăn nhanh lên, thằng bé cũng không làm được. Tôi phải làm thế nào để khiến con ăn nhanh hơn?”

Nghe người mẹ nói như vậy, chúng ta có thể hiểu được đó là nỗi lòng chung của cha mẹ nhưng trên thực tế: Với một lượng thức ăn vừa đủ, đưa trẻ không vừa ăn vừa chơi mà tập trung vào nhai nuốt kỹ thì đây không phải là vấn đề, ngược lại là thói quen tốt. 

Một mặt, nhai chậm có thể nhai thức ăn đầy đủ, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ của trẻ em, mặt khác, trẻ nhai chậm, có thể làm giảm nguy cơ bị mắc kẹt, sặc.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


bệnh trẻ em

tai nạn trẻ em

Nuôi con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.