Xót xa nhìn bé trai với vẻ ngoài kì lạ, khắp người phủ kín đầy lông

Hình ảnh bé trai với cơ thể phủ đầy lông đen dài khiến ai nhìn cũng xót xa, thương cảm.

Được biết bé trai này ở làng Alay Chaung, phía nam bang Shan (Myanmar). Vài năm trước, mẹ bé là một người phụ nữ làng Alay Chaung đến bệnh viện để sinh con. Khi đứa trẻ vừa chào đời, bà đỡ với 40 năm kinh nghiệm tại khoa Sản của bệnh viện cũng hoảng sợ vì lần đầu gặp phải em bé có diện mạo lạ đến vậy.

Lớn lên ở ngôi làng vùng nông thôn Myanmar, vẻ ngoài bất thường của bé trai đã khiến nhiều người tò mò liên tưởng ngay đến người sói và còn khiến dân làng thêu dệt nên nhiều câu chuyện mang màu sắc bí ẩn, chẳng hạn như cho rằng đứa trẻ này không bình thường sẽ mang họa lại cho gia đình.

Xót xa nhìn bé trai với vẻ ngoài kì lạ, khắp người phủ kín đầy lông-1Xót xa nhìn bé trai với vẻ ngoài kì lạ, khắp người phủ kín đầy lông-2

Vẻ ngoài khác lạ của bé trai luôn thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, bất chấp những lời xì xào bàn tán, bố mẹ đứa bé vẫn hàng ngày nuôi nấng yêu thương con mình. Trong mắt họ, đứa bé cũng giống như biết bao đứa trẻ bình thường khác, chỉ có lông tóc là dài rậm hơn mà thôi.

Càng lớn lên, mái tóc đen dài cùng lớp lông đen trên khắp người bé càng dài và rậm. Dân làng tò mò quan sát bé và còn nhận xét rằng đám lông phủ khắp cơ thể bé cứng như lông lợn.

Trên thực tế, tình trạng của bé trai này đã được khoa học lý giải là do đột biến gen dạng hiếm. Cơ thể phủ đầy lông đen nhưng trí não em vẫn phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

Hội chứng này còn được gọi là chứng tăng lông tóc bất thường hay tên gọi khác là bệnh "người sói".

Xót xa nhìn bé trai với vẻ ngoài kì lạ, khắp người phủ kín đầy lông-3
Ngay từ khi sinh ra, bé trai đã xuất hiện với tình trạng nhiều lông phủ kín cơ thể.

Hội chứng "người sói" là gì?
Hypertrichosis (hay còn gọi là hội chứng Ambras, bệnh "người sói") là bệnh do sự phát triển bất thường của râu, tóc và các khu vực khác trên cơ thể. Các trường hợp nặng của bệnh này được gọi là hội chứng người sói bởi nhìn vẻ bên ngoài của người bị bệnh này trông giống như người sói.

Các hai dạng của bệnh là dạng tổng quát, lông và tóc mọc trên toàn bộ cơ thể và dạng cục bộ, với lông, tóc chỉ xuất hiện ở vùng da nào đó trên cơ thể.

Hội chứng này được xếp vào loại cực hiếm gặp với xác suất 1/1.000.000 người.

Hội chứng này không khiến người bệnh đau đớn gì nhưng lại phải chịu sự kỳ thị nặng nề vì vẻ bề ngoài khác thường. Y học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị triệt để căn bệnh này.

Xót xa nhìn bé trai với vẻ ngoài kì lạ, khắp người phủ kín đầy lông-4Xót xa nhìn bé trai với vẻ ngoài kì lạ, khắp người phủ kín đầy lông-5

Ngay cả trên má, quanh mắt bé cũng xuất hiện những lớp lông đen dài.

Dấu hiệu của hội chứng "người sói"
Dấu hiệu chính, nổi bật nhất của hội chứng người sói là có nhiều lông trên người. Lông có thể mọc nhiều ở bất cứ vị trí nào như tay, chân, mặt và trên toàn bộ cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng "người sói"
Đến nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra hội chứng "người sói".

- Hội chứng "người sói" bẩm sinh có thể gây ra do yếu tố di truyền về gen, đột biến trên nhiễm sắc thể.

- Còn những trường hợp mắc hội chứng "người sói" sau sinh, một số giả thuyết đặt ra là do các vấn đề y tế như mắc bệnh ung thư, rối loạn tiêu hóa, mất cân bặng nội tiết tố, phản ứng với thuốc mọc tóc, thuốc ức chế miễn dịch và steroid androgenic.

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra cách chữa trị hội chứng "người sói". Việc điều trị bệnh phải dựa vào nỗ lực để giải quyết tương ứng theo các nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, cả 2 loại hội chứng "người sói" bẩm sinh và sau sinh đều cần được chữa thông qua việc loại bỏ bớt lông bằng các phương pháp điều trị như tẩy lông tạm thời và vĩnh viễn. Quá trình điều trị này sẽ có những tác động bất lợi cho người bệnh khi có thể gây ra sẹo, viêm da.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/xot-xa-nhin-be-trai-voi-ve-ngoai-ki-la-khap-nguoi-phu-kin-day-long-218154

đột biến gen


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.