Toát mồ hôi xem cảnh bé trai kiễng chân với phích nước sôi ở trên cao xuống nghịch

Cậu bé từ từ đi vào trong phòng bếp không bóng người, nhón chân với một phích nước to màu tím xuống, vài giây sau phích nước đã đổ ập xuống sàn.

Một người dùng facebook chia sẻ clip ghi lại khoảnh khắc toát mồ hôi khi một bé trai với phích nước sôi trong bếp xuống nghịch.

Theo thông tin camera gia đình ghi lại được, lúc ấy trong phòng bếp không có ai, bé trai khoảng chừng 2 tuổi đi chậm rãi từ ngoài vào. Đến chỗ bàn để đồ trong bếp, cậu bé nhón chân với lấy phích nước to đang đặt trên bàn. Vì chiều cao chỉ ngang tầm chiếc bàn nên cậu bé nhích dần mới kéo được phích nước ra phía ngoài. Và chỉ trong vài giây, phích nước đã đổ ập xuống sàn nhà, nắp phích tung ra, nước bắn tung tóe.

Thót tim xem clip cậu bé với phích nước sôi ở trên cao xuống nghịch.

Rất may là phích nước đã trượt qua người bé rơi xuống sàn nhà nên cậu bé không bị bỏng. Nhiều người khi xem clip vẫn thấy "thót tim", "toát mồ hôi" vì cậu bé đã thoát được một vụ tai nạn trông thấy. Nếu phích nước đổ vào người bé, có thể cậu bé đã bị bỏng nặng.

Vụ việc trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo các gia đình có con nhỏ. Các mẹ cùng nhắc nhở nhau rằng nhà nào có trẻ nhỏ,hãy đảm bảo trẻ luôn ở trong tầm mắt của mình bởi chỉ cần một phút lơ là có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trẻ nhỏ vốn hiếu động, để phòng tránh tai nạn bỏng cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý:

- Để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

- Luôn đóng cửa nhà vệ sinh bởi trẻ cũng có thể bị bỏng nước nóng ở trong nhà vệ sinh.

- Ngay từ nhỏ, bố mẹ cũng cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để có thể tự bảo vệ được mình trước các nguy cơ tiềm ẩn. Nói cho trẻ biết đâu là khu vực/đồ vật nguy hiểm, không được phép chạm vào, khóa các khu vực nhiều nguy cơ như bếp, nhà vệ sinh; luôn để trẻ chơi trong tầm mắt.

Khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.

Khi không may xảy ra tai nạn, dù là tai nạn nhỏ cũng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, xử trí kịp thời các vết thương, loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Toát mồ hôi xem cảnh bé trai kiễng chân với phích nước sôi ở trên cao xuống nghịch-1Rất may bé trai đã không bị bỏng dù cả phích nước đổ xuống (Ảnh cắt từ clip).

Ngoài tai nạn bỏng, trong gia đình, trẻ em rất dễ bị tổn thương và gặp phải những tai nạn như: Hóc kẹo, hạt dưa, bỏng nước sôi, nước trà, canh, ngộ độc thực phẩm, uống nhầm hóa chất, ngạt nước do té ao hồ thau chậu... Đây là những điều bố mẹ cần ghi nhớ:

- Hạn chế đồ trang trí, đặc biệt là các loại đèn chớp tắt, vật nhỏ vì trẻ dễ bỏ vào miệng nuốt.

- Luôn dọn dẹp, vứt bỏ những đồ vật nhỏ, sắc nhọn, pin, các mảnh vụn trong đồ chơi.

- Không nên để các loại hóa chất trong các chai đựng nước uống và không để các chai lọ này ở tầm tay trẻ. Tránh trữ nước trong thau, xô trong nhà.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/toat-mo-hoi-xem-canh-be-trai-kieng-chan-voi-phich-nuoc-soi-o-tren-cao-xuong-nghich-162202809163437170.htm

tai nạn trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.