Bé trai trốn bò, tập đi sớm khi mới 11 tháng tuổi, bà nội tự hào vì cháu được khen hết lời nhưng chuyên gia lại lắc đầu bảo đứa trẻ thiệt thòi

Không phải tất cả nhưng rất nhiều người thuộc thế hệ cũ luôn thích và tự hào nếu con cháu mình phát triển nhanh hơn những em bé khác. Chẳng hạn một đứa trẻ học được kỹ năng nào đó sớm hơn so với lứa tuổi của chúng và nhanh hơn bạn bè đồng lứa sẽ lập tức được khen ngợi là cứng cáp, thông minh. Nhưng điều này có thực sự tốt cho đứa trẻ?

Bà nội khuyến khích cháu trốn bò và cảnh báo từ chuyên gia

Với triết lý trên, một người bà ở Trung Quốc đã cố tình dạy cháu trốn bò và tập đi từ sớm. Vào giai đoạn 7-8 tháng tuổi, cháu trai của bà cũng bắt đầu thích bò lổm ngổm trên mặt đất, nhưng người bà này cảm thấy không thích và sợ cháu bị bẩn nên cứ khi nào bé trai chuẩn bị bò là bà lại kéo dậy. Thay vào đó, bà còn đặt cháu vào cạnh ghế sofa và cố tình hướng dẫn cháu giữ lấy mép ghế để tập đứng, tập đi sớm… 

Bé trai trốn bò, tập đi sớm khi mới 11 tháng tuổi, bà nội tự hào vì cháu được khen hết lời nhưng chuyên gia lại lắc đầu bảo đứa trẻ thiệt thòi-1

Sau nhiều lần được kéo lên, đứa trẻ không bao giờ bò được nữa và bắt đầu run rẩy “tập đi” theo ý bà nhưng tầm 11 tháng bé mới chập chững đi được một vài bước. Khi ấy người bà mừng lắm vì nghĩ rằng mình đã giúp cháu làm được điều “phi thường”. Thêm vào đấy, ai gặp mà thấy cháu bà chập chững đi được sớm đều xúm xít khen ngợi khiến bà vô cùng tự hào: “ôi thằng bé giỏi thế, cứng cáp thật đấy”, “bà có cháu trai thông minh quá, chưa đầy 1 tuổi mà đã đi được rồi”… 

Cho đến một ngày, con trai bà có bạn cũ đến chơi, người này là một bác sĩ nhi khoa giàu kinh nghiệm. Ban đầu, vị bác sĩ cũng khá ngạc nhiên vì đứa trẻ biết đi sớm, nhưng khi bà nội kể chiến tích dạy dỗ cháu của mình, mặt bác sĩ đã biến sắc và lắc đầu không đồng tình.

Theo vị bác sĩ này, việc trẻ trốn bò không hiếm gặp và nó cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé, tuy nhiên việc bé bỏ hẳn giai đoạn bò lại hoàn toàn không có lợi cho cơ thể của trẻ nếu xét về khía cạnh phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng tư duy và nhận thức. Hơn nữa trường hợp bé bị ép bỏ bò thì lại càng không tốt, thậm chí coi như người lớn đã cướp đi quyền phát triển tự nhiên qua từng giai đoạn của trẻ.

Bò là một giai đoạn phát triển vận động cần thiết và quan trọng

Kĩ năng trườn, bò được xem là hình thức vận động tự nhiên nằm trong trong các giai đoạn phát triển của bé. Động tác này đòi hỏi bé phải huy động lực toàn thân (chân, tay, thân người, cổ, đầu), phải phối hợp vận động nhịp nhàng giữa các bộ phận cơ thể, phải huy động sự tham gia của nhiều giác quan và đòi hỏi kỹ năng quan sát nhạy bén.

Bé trai trốn bò, tập đi sớm khi mới 11 tháng tuổi, bà nội tự hào vì cháu được khen hết lời nhưng chuyên gia lại lắc đầu bảo đứa trẻ thiệt thòi-2
 

Vì vậy, bò không chỉ đơn thuần là một bài thể dục, mà còn là bài rèn luyện cực tốt giúp bé phát triển trí não toàn diện. Động tác bò giúp bé phát triển kỹ năng vận động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, ghi nhớ và phản ứng linh hoạt, kỹ năng tư duy và ngôn ngữ. Hơn nữa, các nghiên cứu hiện đại còn chỉ ra rằng động tác bò thúc đẩy chức năng cân bằng của tiểu não, những bé bỏ qua giai đoạn bò thì sau này khả năng đọc, viết, và phát âm thường phát triển chậm hơn các bé khác; chưa kể việc trốn bò còn ảnh hưởng không tốt đến dáng đi của bé nữa.

Do đó, nếu bé nào bỏ qua giai đoạn bò là một thiệt thòi khá lớn chứ không như nhiều người vẫn tự hào “con/cháu tôi đi luôn, chẳng thèm bò”. Đây cũng là lý do,ở các nước có nền y học và giáo dục phát triển mạnh, giai đoạn bò của trẻ nhỏ rất được chú trọng và thậm chí họ còn tuyên truyền việc dạy cho bé bò cũng như sản xuất ra các món đồ chơi kích thích bé tập bò.

Bé trốn bò có thể phải chịu một số “thiệt thòi”

Như đã nói ở trên, việc bé trốn bò không phải hiếm gặp và bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên sự thật là, trẻ bỏ qua giai đoạn bò có thể sẽ kém hơn so với những bé khác ở một vài khía cạnh. Cụ thể như:

Bé trai trốn bò, tập đi sớm khi mới 11 tháng tuổi, bà nội tự hào vì cháu được khen hết lời nhưng chuyên gia lại lắc đầu bảo đứa trẻ thiệt thòi-3

Phối hợp kém, năng lực thể thao yếu

Chuyên gia giáo dục, Giáo sư Qian Zhiliang từng cho biết, việc tập bò tưởng chừng đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng đối với trẻ sơ sinh. Trong quá trình tập bò, các chi của trẻ sẽ được vận động ở nhiều mức độ khác nhau, từ đó tăng cường khả năng thể thao.

“Có một sự khác biệt đáng kể về sức mạnh của khả năng thể thao giữa trẻ đã biết bò và trẻ chưa bao giờ hoặc hiếm khi bò. Lấy con tôi làm ví dụ. Hồi nhỏ, khi bé được 8 tháng, thật tiếc là bé chưa học được tư thế bò đúng, bé cứ thích đứng sớm và đã bỏ lỡ thời kỳ vàng của tập bò. Lúc đó, cháu trai họ của tôi bằng tuổi đã biết bò được gần 2 tháng.

Và bây giờ, đứa cháu của tôi đã lớn và rõ ràng là khả năng vận động thể thao hơn hẳn con tôi. Dù leo lên hay trượt xuống, tay chân của cháu đều hoạt động rất tốt, tư thế rất linh hoạt. Một hàng rào có cùng độ cao, cháu trai tôi đã trèo qua được ba hoặc hai hàng, nhưng con tôi thường bị kẹt ở giữa và cần người khác giúp đỡ để bước qua. Có thể thấy, việc bò quá ít hoặc không bò đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thể thao của trẻ”,
giáo sư  Qian Zhiliang  chia sẻ.

Tiền đình yếu và kém tập trung

Khi trẻ bò, không chỉ cần dùng cả tay, chân mà còn cần hơi ngẩng đầu để mở rộng tầm nhìn. Đừng coi thường động tác “hơi ngóc đầu lên” này vì nó có thể rèn luyện khả năng tiền đình của trẻ.

Bé trai trốn bò, tập đi sớm khi mới 11 tháng tuổi, bà nội tự hào vì cháu được khen hết lời nhưng chuyên gia lại lắc đầu bảo đứa trẻ thiệt thòi-4
Phía sau đầu có một nhân tiền đình, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tiền đình, nếu nơi này thường xuyên được kích thích sẽ tăng cường khả năng tập trung, khả năng tích hợp thông tin của não và cảm giác thăng bằng. Nếu thường xuyên bò, giác quan tiền đình có thể được kích thích và phát triển một cách hiệu quả, trẻ sẽ không bị mất chú ý, hiếu động, vụng về và thường xuyên bị ngã trong tương lai.

Các chuyên gia nuôi dạy con cũng nói rằng trẻ sơ sinh phải bò ít nhất 500 giờ mới có thể đếm được. Tính theo thời kỳ vàng bò từ 7 tháng đến 11 tháng tuổi, 5 tháng bò đủ 500 tiếng, trung bình mỗi tháng bò 100 tiếng. Tức là phải leo 3 tiếng mỗi ngày. Nếu bé ít bò hoặc hoàn toàn không bò thì bố mẹ nên chú ý, đầu tiên hãy dạy bé bò, sau đó tạo môi trường thích hợp hơn cho bé bò, để bé bò nhiều hơn.

Bố mẹ nên làm gì nếu con trốn bò?

Vì những ảnh hưởng tích cực của động tác bò tới phát triển thể chất của trẻ như vậy, thay vì vui mừng khi thấy con không chịu bò mà đứng luôn thì bố mẹ nên khuyến khích bé tập bò. Việc tập luyện cho bé nên theo phương pháp dạy bé chủ động, có nghĩa là tạo điều kiện về thể chất và môi trường để bé tự bò, chứ không tự dùng lực ép bé bò. Ngay sau khi bé biết lật, mẹ cần tập cho bé động tác trườn và nâng cao đầu để bé chuẩn bị cho động tác bò sau này….

Bé trai trốn bò, tập đi sớm khi mới 11 tháng tuổi, bà nội tự hào vì cháu được khen hết lời nhưng chuyên gia lại lắc đầu bảo đứa trẻ thiệt thòi-5

Theo các chuyên gia, cha mẹ nên xem xét tổng thể toàn bộ quá trình phát triển của trẻ để phát hiện điểm bất thường. Việc trẻ “trốn” bò có thể do trẻ khám phá ra được cách khác để di chuyển mà không ảnh hưởng gì. Nếu trẻ phát triển vẫn tốt, không có dấu hiệu chậm chạp, mặc dù bỏ qua cột mốc biết bò nhưng trẻ vẫn tiếp tục cột mốc phía sau bình thường đó là có thể đứng vững, đi rồi chạy thì cha mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu bỏ qua giai đoạn bò và chậm phát triển ở các khía cạnh khác thì cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn vì rất có thể trẻ bị yếu cơ. Điều này không được can thiệp và khắc phục sớm có thể dẫn đến nguy cơ trẻ gặp khó khăn trong việc tự xúc ăn, tập viết và chơi thể thao trong tương lai.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc trẻ


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Những điều cần biết về phong thuỷ gương treo tường
Từ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.