Bố mẹ thường xuyên la mắng có thể khiến con trở nên sống nội tâm và rụt rè, đây là 3 phương pháp khắc phục, kiềm chế được cơn giận

Một số cha mẹ mắc sai lầm hay la mắng, thậm chí đánh đập con cái khiến bé bị suy sụp tinh thần và có những hành vi quá khích như bỏ nhà đi thậm chí tự tử.

Trong cuộc sống gia đình, cha mẹ không thể tránh khỏi những lúc đau đầu vì con mắc lỗi, ương bướng hoặc không nghe lời. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không khéo léo xử lý tình huống, hay la mắng, đánh đập thì sẽ phản tác dụng. Thậm chí, hành vi này của cha mẹ sẽ làm con trở nên sống nội tâm, rụt rè hay bị quá khích như bỏ nhà đi, tự tử...

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cha mẹ thường xuyên la mắng sẽ khiến con bị ảnh hưởng tâm lý lẫn tính cách.

1. Ảnh hưởng đến trí thông minh

Việc quát mắng con cái trong lúc tức giận được cha mẹ xem như một hình thức răn đe nhưng lại khiến trẻ bị tâm lý căng thẳng và sợ hãi. Điều này sẽ ảnh hưởng làm bộ não của trẻ trở nên trống rỗng, suy nghĩ chậm chạp và không thể suy nghĩ về các vấn đề khác nhau. Về lâu dài, khả năng tư duy logic, diễn đạt ngôn ngữ và khả năng làm việc nhóm của trẻ cũng sẽ kém dần đi trong quá trình học.

Bố mẹ thường xuyên la mắng có thể khiến con trở nên sống nội tâm và rụt rè, đây là 3 phương pháp khắc phục, kiềm chế được cơn giận-1

2. Trở nên tự ti

Đối với trẻ nhỏ, suy nghĩ của chúng rất đơn giản. Khi bị cha mẹ la mắng, trẻ sẽ nghĩ ngay nguyên nhân là do mình. Mặt khác, cha mẹ chỉ biết trách móc mà không giải thích vấn đề cặn kẽ cho con hiểu nguyên nhân thì điều này càng khiến bé thêm xem thường bản thân, từ đó chối bỏ bản thân. Sự hiểu biết về bản thân ngày càng thấp khiến trẻ sinh ra cảm giác tự ti.

3. Trở nên rụt rè

Khi trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng, chúng sẽ sinh ra cảm giác sợ sệt và không muốn làm bất cứ việc gì nhằm tránh bị la mắng. Chính vì điều này khiến trẻ ngày càng thiếu quyết đoán, khi gặp khó khăn dễ bị sợ hãi, thiếu tinh thần trách nhiệm, rụt rè trước mọi sự việc xung quanh.

4. Không làm chủ được cảm xúc

Cảm xúc rất dễ lây lan và bầu không khí trong gia đình cũng sẽ có tác động rất lớn đối với tinh thần trẻ em. Cha mẹ hay cáu gắt, la mắng, lâu dần con cái sẽ trở nên bốc đồng, cáu gắt và thiếu kiên nhẫn giống như cha mẹ. Không ít cha mẹ hay la mắng con nhưng cuối cùng việc này phản tác dụng, khiến trẻ trở nên nổi loạn hơn.

Bố mẹ thường xuyên la mắng có thể khiến con trở nên sống nội tâm và rụt rè, đây là 3 phương pháp khắc phục, kiềm chế được cơn giận-2

Cha mẹ nên khắc phục bằng 3 phương pháp này

1. Học cách tôn trọng và cảm thông trẻ em

Trẻ con dù còn nhỏ đến đâu cũng hoàn toàn có nhân cách và lòng tự trọng. Hành vi quát mắng con cái của cha mẹ là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng trẻ. Chỉ khi cha mẹ dạy con dựa trên tiêu chí tôn trọng và thông cảm, chúng ta mới có thể nuôi dưỡng con có một nhân cách lành mạnh, tự tin và hạnh phúc.

2. Vừa cứng rắn vừa mềm dẻo với trẻ, có thưởng phạt rõ ràng

Là cha mẹ, chúng ta phải biết cách kết hợp sự cứng rắn và mềm mại, cũng như ân sủng và quyền lực. Đừng coi thường con một cách mù quáng, nếu con tiến bộ thì bạn phải động viên kịp thời. Đừng bao biện cho sai lầm và nên phê bình kịp thời. Hãy để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, phân biệt rõ ràng đúng sai và trở thành những người lạc quan, tích cực hơn trong tương lai.

Bố mẹ thường xuyên la mắng có thể khiến con trở nên sống nội tâm và rụt rè, đây là 3 phương pháp khắc phục, kiềm chế được cơn giận-3

3. Dạy trẻ cách tự lập

Cha mẹ quát mắng trong thời gian dài có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái thiếu tự tin, hèn nhát, rụt rè. Lúc này, cha mẹ cần phải thay đổi cách hành xử của mình, trả lại quyền chọn lựa cho con, hãy biết lắng nghe và thông cảm để giúp con lấy lại sự tự tin cho bản thân cũng như dạy con biết cách tự lập từ những thói quen hàng ngày.

Theo Minh Minh - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.