Cha mẹ không nhất thiết phải hoàn hảo thì con mới ngoan giỏi, đôi khi tỏ ra yếu đuối và giả vờ không biết gì cũng là một cách hay để dạy con

Cha mẹ “tỏ ra yếu đuối” cũng là cách để con trẻ có cơ hội học hỏi kỹ năng sống, có dũng khí đối mặt với mọi bước lùi trong cuộc sống, lớn lên vững vàng và có đủ khôn ngoan để vượt qua mọi sóng gió.

"Lele, hôm nay mẹ mệt quá mà sàn nhà chưa dọn xong, con giúp mẹ quét sàn nhé được không?" - Lele đang say sưa xem phim hoạt hình trên TV, nghe mẹ nói cô bé hơi đắn đo nhưng nhìn vẻ mặt nhăn nhó mệt mỏi của mẹ, Lele đã nói “Vâng”. Cô bé đứng dậy cầm chổi quét sàn nhà và không quên để ý mẹ đang bị mệt.

Cha mẹ không nhất thiết phải hoàn hảo thì con mới ngoan giỏi, đôi khi tỏ ra yếu đuối và giả vờ không biết gì cũng là một cách hay để dạy con-1

"Lele giỏi quá, con làm đúng rồi đấy, rất tốt con ạ" - Lele quét sàn cẩn thận hơn khi nghe mẹ động viên, thậm chí không buông một góc nào. Quét xong cô bé còn chạy ra “Mẹ ơi mẹ đỡ mệt chưa? Con rót nước cho mẹ uống nhé?”…

Mẹ Lele tâm sự: "Mình thực sự ngạc nhiên, bình thường nếu mình yêu cầu con làm việc theo kiểu ra lệnh con bé sẽ không “dịu dàng” như thế, có thể con cũng làm nhưng thường pha chút bực dọc hoặc không thoải  mái. Nhưng lần này thì khác hẳn".

Đó là câu chuyện của chị Chị Minh Anh (Hà Nam) và con gái Lele (6 tuổi). Tuy là tình huống nhỏ thường ngày nhưng là dẫn chứng rất rõ ràng cho việc đôi khi bố mẹ tỏ ra yếu đuối sẽ rất có hiệu quả với con cái.

Cha mẹ quá "hoàn hảo", không có chỗ nào để thể hiện "khả năng" của con cái?

Nhà tâm lý học Winnicott từng nói, một đứa trẻ không cần một người mẹ hoàn hảo, một người mẹ đủ tốt mới thực sự là người có lợi nhất cho sự phát triển của đứa trẻ và người bố cũng vậy. Tức là không nhất thiết lúc nào phụ huynh cũng phải tỏ ra hoàn hảo trước mặt con cái, thay vào đó bố mẹ nên biết điều gì thực sự cần cho trẻ, điều gì nên làm để giáo dục trẻ đúng đắn nhất thì mới là bố mẹ tốt.

Thực tế, nhiều bậc cha mẹ luôn quá chu đáo, chăm sóc con cái bằng mọi cách, vì sợ con cái sai lầm hay không vui mà quan tâm và can thiệp, giúp đỡ con trong mọi việc  con. Cha mẹ “hoàn hảo” như vậy không hẳn sẽ có lợi cho sự phát triển nhân cách độc lập của trẻ, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc học các kỹ năng sống cần thiết của trẻ.

Cha mẹ không nhất thiết phải hoàn hảo thì con mới ngoan giỏi, đôi khi tỏ ra yếu đuối và giả vờ không biết gì cũng là một cách hay để dạy con-2

Trong khi đó, con cái hầu như không bao giờ chủ động từ chối sự chăm sóc từ cha mẹ, cha mẹ càng “siêng năng” thì con cái càng lười biếng. Nếu cha mẹ cầu toàn, muốn tự mình làm hết mọi việc, không để trẻ có cơ hội thể hiện thì chúng sẽ càng không biết làm gì. Hơn nữa, sự “toàn năng” của họ sẽ khiến con cái phụ thuộc quá mức vào cha mẹ. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy thường không “hoàn hảo”, chúng thường thiếu tinh thần trách nhiệm, thụ động và gặp bất lợi khi ra ngoài cuộc sống.

"Tỏ ra yếu đuối" với con cái là kỹ năng cần thiết của mỗi bậc cha mẹ

“Tỏ ra yếu đuối” với trẻ không phải là yếu đuối thật sự mà là một kiểu khôn ngoan để giáo dục trẻ. Cũng giống như mẹ Lele, vào đúng thời điểm, hãy nắm bắt cơ hội để "chỉ ra điểm yếu" đúng cách và cho trẻ một mức độ tự chủ nhất định, để trẻ có thể tự học làm mọi việc, đồng thời cũng có thể trau dồi tinh thần trách nhiệm và sự tự tin của trẻ. Nó rất có lợi cho sự phát triển của trẻ em. 

1. Tỏ ra yếu kém trong học tập

Khi trẻ gặp khó khăn trong học tập, việc đầu tiên chúng làm luôn là hỏi bố mẹ: "Mẹ, mẹ phát âm từ này như thế nào?", "Mẹ, đề tài này khó quá, mẹ hãy giúp con nghĩ xem"…

Nhiều cha mẹ sẽ rất tích cực giúp đỡ con cái, nhưng theo thời gian, con cái sẽ phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ trong học tập, khó có thể tự tìm ra cách giải quyết nếu không có bố mẹ bên cạnh. 

Chẳng hạn, khi bố của Tùng Lâm kiểm tra bài tập về nhà của cậu bé, nhiều bài cậu bỏ trống và khi được hỏi cậu bé hồn nhiên trả lời: "Bài khó con sợ làm sai nên con không viết vào, con đợi bố về để bố dạy con." 

Cha mẹ không nhất thiết phải hoàn hảo thì con mới ngoan giỏi, đôi khi tỏ ra yếu đuối và giả vờ không biết gì cũng là một cách hay để dạy con-3

Như vậy, rõ ràng cậu bé Tùng Lâm đã không hề tự tin khi làm một mình, cậu luôn chờ đợi và lệ thuộc vào sự giúp đỡ của bố. Điều đó là vô cùng nguy hiểm cho tính cách và sự phát triển lâu dài của đứa trẻ.

Tục ngữ từng có câu “Hãy dạy cách câu cá chứ đừng cho cá” và đối với những đứa trẻ cũng vậy. Trong học tập, cha mẹ không nên tỏ ra quá thông thái, cái gì cũng làm được. Cha mẹ thông minh biết cách “tỏ ra yếu đuối”, nói rằng mình không làm được, rồi ám chỉ cách giải quyết vấn đề để con cái tự xử lý công việc của chúng. Ví dụ: Con đọc kỹ lại bài học trên lớp cô dạy và xem lại những bài mẫu để làm, mẹ không biết đâu; Con tra từ điển xem chứ bố cũng không biết nghĩa câu đó….

Điều này cho phép trẻ em động não để tìm ra giải pháp cho các vấn đề, rèn luyện khả năng học hỏi và khi tự làm chắc chắn các con sẽ nhớ phương pháp hơn.

2. Tỏ ra yếu đuối với con cái trong cuộc sống

Giống như mẹ của Lele, khi thích hợp, cha mẹ nên tỏ ra yếu đuối và giả vờ không biết gì để cho trẻ học cách làm những gì chúng có thể.

Cha mẹ không nhất thiết phải hoàn hảo thì con mới ngoan giỏi, đôi khi tỏ ra yếu đuối và giả vờ không biết gì cũng là một cách hay để dạy con-4

Nhiều bà mẹ thương con, luôn chăm con bằng mọi cách, làm thay con mọi việc trong khi trẻ hoàn toàn có thể tự làm được. Chính điều đó sẽ khiến trẻ mất khả năng vận động, dẫn đến không chỉ ý thức hay tính cách mà thể chất cũng bị ảnh hưởng.

Vì vậy, cha mẹ phải tin tưởng vào con mình và đừng sợ con làm chưa tốt, hãy cho con cơ hội để tự mình làm, học các kỹ năng sống thông qua việc không ngừng thực hành. Các con có thử mới biết mình làm sai hay đúng, nếu sai thì biết cách sửa sai thế nào mới là điều quan trọng nhất.

Mất mát là quá trình tái thiết của một người, những thử thách và thất bại để thành công, sẽ mang lại động lực phát triển bên trong cho trẻ.

Tất nhiên, cha mẹ luôn là hệ thống hỗ trợ quan trọng để trẻ đối mặt với những thất bại thực sự. Kinh nghiệm sống của bạn chỉ có thể cho trẻ tham khảo nhưng hãy để trẻ tự lựa chọn cuộc sống của mình.

Con cái sớm muộn gì cũng sẽ trưởng thành và sẽ có ngày chúng rời xa bố mẹ để sống tự lập, việc “tỏ ra yếu đuối” của bố mẹ là đặc biệt quan trọng, nếu không chúng có thể trở thành những “em bé khổng lồ” khi lớn lên.

Khi trẻ học cách lựa chọn, chúng cũng học cách từ bỏ và chấp nhận thực tế. Đó cũng là cách để trẻ học cách độc lập khám phá, độc lập lớn lên.

3. Thể hiện sự yếu kém đối với trẻ em trong việc xử lý cảm xúc

Nhiều bậc cha mẹ thấy con khóc lập tức chạy ra dỗ dành không cần biết đúng sai, đáp ứng chúng vô điều kiện để chúng nín khóc và ngoan trở lại. Tuy nhiên cha mẹ thông minh không nên vội vàng làm như vậy.

Cha mẹ không nhất thiết phải hoàn hảo thì con mới ngoan giỏi, đôi khi tỏ ra yếu đuối và giả vờ không biết gì cũng là một cách hay để dạy con-5

Chẳng hạn, khi trẻ gặp khó khăn và cáu kỉnh, chúng ta có thể giả vờ không hiểu tại sao. Sau đó kiên nhẫn hỏi trẻ lý do, hướng dẫn trẻ từng chút một trong quá trình trẻ tự thuật để bày tỏ vấn đề khiến chúng không hài lòng. Bạn cũng có thể cố tình hướng dẫn trẻ cách giải quyết một cách khó hiểu, không đáp ứng điều chúng mong muốn để khuyến khích chúng tự nói ra cách giải quyết mà chúng mong muốn nhất...

Bằng cách này, trẻ có thể học cách sắp xếp cảm xúc của mình, thay vì chỉ lo lắng và khóc khi gặp vấn đề. Việc trau dồi khả năng này cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa các cá nhân với nhau của những đứa trẻ trong tương lai.

Những đứa trẻ đều là những bông hoa đáng yêu, và cha mẹ chúng mong rằng chúng có thể nở ra những bông hoa đẹp trong tương lai. Nhưng những bông hoa trong nhà kính chỉ nhìn đẹp thôi, thực chất lại mỏng manh, không chịu được nắng gió. Họ giống như những đứa trẻ được cha mẹ "hoàn hảo" chiều chuộng, không có khả năng sống tự lập và dũng khí đối mặt với khó khăn.

Có thể thấy, việc cha mẹ khôn ngoan học cách “tỏ ra yếu đuối” với con quan trọng như thế nào, để con có cơ hội học hỏi kỹ năng của bản thân, có dũng khí đối mặt với mọi bước lùi trong cuộc sống, lớn lên mạnh mẽ và có đủ khôn ngoan để vượt qua mọi sóng gió.

Theo V.K - Vietnamnet


Dạy con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.