- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con mất 2 điểm toán vì quên một nét bút, mẹ học ngay 10 mẹo để con không còn cẩu thả
Có mẹ tâm sự với Tin Tức Online con của cô là học sinh giỏi cấp thành phố, về học tập thì không khiến phụ huynh lo lắng gì, nhưng có một kiểu tật xấu luôn kèm theo suốt 4 năm tiểu học là cẩu thả.
- Một đầu bếp Việt nổi tiếng gây bão mạng khi thẳng thừng chê món ăn ở quán Vua đầu bếp Christine Hà "nhớp nháp, cẩu thả, nhân viên mặc áo bông rẻ tiền và ăn nói rất bố láo"?
- Em bé lớp 1 bị bỏ quên suốt 8 tiếng trên ô tô đưa đón: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng là một sự bất lương
- Người phụ nữ sang đường cẩu thả và tiếng phanh ô tô tới "cháy đường" gây ám ảnh
Có lần con cô mất 2 điểm môn toán không phải vì tính toán sai mà là quên không thêm đơn vị tính. Vì con học kém mà mất điểm thì chuyện không có gì phải bàn, nhưng mất “oan” tới 2 điểm chỉ vì cẩu thả thì rất không đáng.
Tương tự, một ông bố ở Trung Quốc phàn nàn con trai làm phép tính 1.2 + 6.8, ra kết quả đúng = 8 nhưng lại bị trừ 3 điểm. Ngay lập tức vị giáo viên khẳng định không hề chấm sai. Cô nói: "8 và 8,0 là cùng một giá trị nhưng vẫn có sự khác biệt. Về mặt quy tắc tính toán, không có yêu cầu và hướng dẫn đặc biệt nào nhưng dấu thập phân cần phải được giữ lại và không thể đơn giản hóa nó". Lời giải thích của cô giáo khiến ông bố chợt nhận ra và bày tỏ sự tâm phục.
Năm 2019, mạng xã hội Việt Nam cũng từng tranh cãi gay gắt về việc một học sinh lớp 8 bị trừ toàn bộ số điểm bài kiểm tra 1 tiết chỉ vì quên không ghi tên. Đây cũng là một lỗi cẩu thả đáng trách. Từ bài kiểm tra 1 tiết đến bài thi đại học, chỉ cần quên chi tiết quan trọng này, con có thể đánh mất cả tương lai của mình.
Vì vậy, cha mẹ mà con cái có tính cẩu thả, cần chú ý đến hai điểm sau:
Phải coi trọng và hành động ngay
Đầu tiên, phải thay đổi kiểu quan niệm “không phải không biết, chỉ có cẩu thả”, tức là chỉ coi trọng có biết hay không, chứ không coi trọng cách nhìn “đúng hay không đúng”. Đối với một đứa trẻ bình thường không quá thông minh, từ không biết đến biết, khá khó. Kiểu quan điểm này tất nhiên có cái lý nhất định. Nhưng hầu hết lũ trẻ mà chúng tôi muốn đề cập đều tinh ranh cực kỳ, học cái gì cũng không khó, chỉ có tính không cẩn thận. Đối với chúng mà nói, cẩu thả còn có hại hơn là không biết. Bởi vì không biết có thể học, nhưng ẩu, một khi thành thói quen thì rất khó sửa.
Từ nhỏ đã cẩu thả nhưng không sửa kịp thì hậu quả rất khó lường. Ví như khi trẻ bước vào hai kỳ thi mang tính bước ngoặt lớn như tuyển sinh trung học và đại học, khả năng bất cẩn là rất lớn. Và dù cho may mắn vượt qua hai cửa ải này thì khi trẻ trưởng thành, bước ra ngoài đời cũng sẽ tiếp tục mang những sai sót, có khi gây họa lớn. Đến lúc đó, hối tiếc cũng đã muộn.
Càng lớn thì việc sửa tính cẩu thả càng khó, tốt nhất bố mẹ nên sửa cho con càng sớm càng tốt, nên là từ tiểu học, chậm hơn một chút là Trung học cơ sở. Lúc này, lượng kiến thức trẻ thu nạp còn ít. Học sinh tiểu học ban đầu hầu hết có tật cẩu thả, điều này cũng không có gì lạ. Bởi vì trẻ con ham chơi, không cần thiết quá tỉ mỉ. Nhưng từ trẻ em nghịch ngợm đến nhân tài là một quá trình xã hội hóa, cần được bồi dưỡng và giáo dục liên tục. Nhẫn nại, kỹ lưỡng, trách nhiệm chính là tố chất vô cùng quan trọng của nhân tài xuất chúng. Những điều ấy cần một tinh thần tự giác bồi dưỡng.
Nguyên nhân của sự cẩu thả
Cẩu thả xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Cẩu thả có thể từ tính cách như tính nóng vội, thiếu tỉ mỉ.. ; có thể là vấn đề thái độ (đối với học tập không nghiêm túc nên dễ cẩu thả); có mặt là vấn đề thông thạo (cẩu thả vì kiến thức nửa vời, mơ hồ); có mặt là về vấn đề nhận biết, không nhận biết đến nguy cơ cẩu thả... Do đó, giải quết vấn đề cẩu thả bắt buộc đúng bệnh bốc thuốc, dựa theo nguyên nhân gây ra cẩu thả mà giải quyết sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Đúng bệnh bốc thuốc và triệu chứng cẩu thả
- Có phải là vấn đề tính cách hay không, không thể dễ dàng kết luận, cần trải qua thời gian dài quan sát, nghiên cứu mới có thể biết được. Nếu là vấn đề tính cách, thì cần bắt đầu từ điều cơ bản, thiết kế nhiều cách khác nhau, dựa theo mạch suy nghĩ “hành vi – thói quen – tính cách”, triệu chứng tính cách. Tuy nhiên cẩu thả vì tính cách không thấy nhiều và cần thêm thời gian để thảo luận.
- Vấn đề nhận biết, đầu tiên bản thân phụ huynh cần khắc phục tư tưởng “chỉ đại khái” (tức là làm gì chỉ cần đại khái, qua loa là được), càng không được biểu lộ hoặc ám thị loại quan điểm này đối với trẻ. Cha mẹ nên thu thập và tạo ra một số ví dụ về tai hại của sự cẩu thả, thường xuyên tuyên truyền cho trẻ tác hại của cẩu thả. Thông qua nhiều lần lặp lại một cách hợp lý sẽ hình thành một suy nghĩ nghiêm túc và có trách nghiệm trong não bộ.
- Nếu cẩu thả là vì học tập không tập trung, thái độ không nghiêm túc, sau khi phát hiện cần sửa chữa kịp thời và hình thành những thói quen tốt.
- Xong một bước, nhìn lại một bước: Làm bất cứ bài nào, xong một bước (hoặc hoàn thành xong một câu nhỏ) thì nhìn lướt lại một lần, kiểm tra lại một lượt. Làm đâu chắc đấy, thận trọng. Ngoài mặt thì phí thời gian, nhưng trên thực tế hiệu quả tổng thể cao hơn nhiều.
- Chủ đề tiêu biểu thì luyện tập nhiều. Quen tay hay việc, giảm bớt lỗi sai.
- Học cách tự kiểm tra. Có những phụ huynh luôn sợ con làm sai, không được điểm cao, thế là ngày nào cũng giúp con kiểm tra lỗi bài tập về nhà. Điều này tưởng bình thường nhưng lại sẽ khiến con hình thành tâm lý ỷ lại, dù sao sai rồi mẹ có thể tra ra cho, vì vậy lúc làm bài mới qua loa. Cha mẹ không nên giúp con kiểm tra lỗi bài tập về nhà mà hãy để con hình thành thói quen tự kiểm tra. Sai nhưng lại không tự mình tìm ra được lỗi sai, lúc không có bố mẹ, sẽ chẳng ai giúp con. Như vậy con mới nhận thức được nguy hiểm của sự cẩu thả. Có năng lực tự kiểm tra rồi thì tật cẩu thả mới có thể khắc phục.
- Đừng dựa vào cục tẩy, bút xóa. Cục tẩy, bút xóa là một trong những nguyên nhân hình thành cẩu thả. Khi trẻ suy nghĩ sai có thể tẩy, thế là sai lại tẩy, tẩy lại sai, đứa trẻ cũng chẳng để ý. Nếu như phụ huynh hạn chế cho con sử dụng tẩy và bút xóa, sai rồi không được tẩy, xóa thì đứa trẻ sẽ nghiêm túc hơn.
- “Quyển sửa sai” là một biện pháp không tồi. Để trẻ chép lại những câu làm sai trong mỗi lần làm bài tập vào “quyển sửa sai”, tìm ra nguyên nhân sai và viết lại đáp án đúng. Đây thực tế là một “tài liệu” ghi lại các lỗi sai, có lợi đối với nhận biết lỗi sai và hạ quyết tâm làm đúng.
- Bản nháp đừng quá ẩu. Rất nhiều đứa trẻ cẩu thả bắt đầu từ bản nháp. Vì vậy phụ huỵnh cần dạy con làm nháp cũng không được ẩu, phải nghiêm túc, hẳn hoi.
- Để con cái kiểm tra phụ huynh, trẻ sẽ thấy rất thú vị. Bọn trẻ sẽ cố tình đưa ra những câu hỏi dễ sai, phụ huynh cũng cố ý qua loa để con cái phê bình, lúc này đối với đứa trẻ sẽ là một kiểu giáo dục lý thú.
Theo Ngân Nguyễn - Vietnamnet.vn
-
Làm mẹ13 giờ trướcChiếc xe chở bị cáo khuất dần sau cánh cổng trụ sở Tòa án Nhân dân huyện. Chị Lịch xa xẩm mặt mày, lảo đảo như muốn ngã.
-
Làm mẹ20 giờ trướcViệc chăm sóc mẹ và bé trong tuần đầu tiên là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm như xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng, hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định của trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcKhi vợ chồng ly hôn, những đứa con luôn là người chịu tổn thương nhiều nhất khi không có đủ tình yêu thương của cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTúi khí trên ô tô đảm bảo an toàn cho người lớn nhưng không được thiết kế để cứu trẻ nhỏ. Vì thế khi trẻ ngồi ở vị trí có túi khí phía trước, có thể gây ra mất an toàn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrong quá trình mang thai, nhất là ba tháng đầu thai kỳ, hệ thống miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Vì vậy, thai phụ có thể dễ nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường, nguy cơ nhiễm cúm, thủy đậu, sởi, rubella. Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám ngay.
-
Làm mẹ2 ngày trướcKhông chỉ nổi tiếng với những tác phẩm kinh tế, ông còn được biết đến với bức thư gửi tặng con gái mình kèm 9 bài học sâu sắc.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTừ giai đoạn đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin để trang bị tấm áo giáp vững chắc chống lại các mầm bệnh. Trong đó vắc xin 6 trong 1 có nhiều lợi thế, phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm.
-
Làm mẹ3 ngày trướcMặc dù có rất nhiều khuyến cáo về tình trạng béo phì nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao, nhất là trẻ em ở các thành phố lớn.
-
Làm mẹ4 ngày trướcVới những mẹ bầu có thói quen vận động từ xưa thì các bạn có thể chơi rất nhiều môn miễn là các môn đó mang tính chất tĩnh cho vùng lõi của cơ thể - vùng bụng.
-
Làm mẹ5 ngày trướcBất đồng quan điểm trong quá trình dạy con học là nguyên nhân khiến không ít cặp vợ chồng cãi vã.
-
Làm mẹ5 ngày trướcKhông thể bình tĩnh trước việc con xem phim nhạy cảm trong điện thoại, bà mẹ đã có phản ứng tiêu cực.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTôi luôn tin rằng Trà My và Phương Nguyên nhà tôi sẽ hạnh phúc mai này. Vì mẹ của hai con là một người mẹ hạnh phúc.
-
Làm mẹ6 ngày trướcỞ những nước phát triển, việc cho trẻ tiếp cận với các kênh giáo dục tài chính được áp dụng từ sớm. Người Do Thái còn lấy tiếng leng keng của đồng tiền để mừng trẻ ra đời.
-
Làm mẹ29/09/2024Tình thương của cha mẹ không được thể hiện một cách đúng mực sẽ khiến con trẻ tổn thương