Cách dạy tư duy logic sắc bén cho con trẻ hiệu quả

Thay vì dạy trẻ học thuộc, học vẹt, học máy móc… theo kiểu xưa cũ, giáo dục ngày nay đang ngày càng đề cao tư duy logic và tính sáng tạo.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh muốn con không thua kém bạn bè và tự tin trong cuộc sống cũng cần có phương án rèn luyện tư duy sắc bén cho trẻ ngay từ nhỏ. Đây cũng chính là tiền đề vững chắc giúp trẻ bộc lộ tiềm năng và khẳng định bản thân trong tương lai.

# Khi nào có thể dạy con rèn luyện tư duy tốt nhất?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng của sự phát triển tư duy ở trẻ. Khi trẻ lên 3, chúng có xu hướng tò mò với thế giới xung quanh một cách mạnh mẽ và bắt đầu đặt rất nhiều câu hỏi về các hiện tượng, sự việc. Khi bước sang tuổi lên 5, khao khát tự khám phá những điều mới lạ mà bé chưa biết tới nhiều hơn.

Cách dạy tư duy logic sắc bén cho con trẻ hiệu quả-1

Đặc biệt, khoa học cũng đã chứng minh, 6 năm đầu đời, não bộ hoàn thành 70 – 80% liên kết giữa các tế bào não. Bên cạnh đó, theo “Học thuyết tăng giảm”, tiềm năng não bộ sẽ theo quy luật giảm dần. Tức là, giáo dục càng muộn thì tiềm năng của trẻ,  năng lực tư duy và khả năng học tập sẽ giảm đi trong tương lai.

Do đó, việc dạy tư duy từ sớm cho trẻ sẽ là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển vượt bậc về não bộ, tăng khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức một cách nhanh, mạnh mẽ. 

# Những phương pháp hiệu quả để giúp trẻ rèn luyện tư duy logic 

Tư duy logic sắc bén là “vũ khí” cực kỳ hiệu quả cho trẻ trong quá trình học tập cũng như chinh phục những đỉnh cao trong tương lai để có được cuộc sống và sự nghiệp thành công. Thế nhưng tư duy logic không phải là một khả năng thiên bẩm hay trời phú khi sinh ra đã có mà nó là sự nỗ lực không ngừng trong quá trình rèn luyện và trau dồi kiến thức. Chính vì vậy, ngay từ khi trẻ con bé, phụ huynh cần có những cách rèn luyện logic thật hiệu quả cho con, dưới đây là một số gợi ý tiêu biểu mà các bố mẹ chớ nên bỏ qua:

- Xây dựng một não bộ khỏe mạnh

Não bộ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc chỉ huy các cơ quan trong cơ thể hoạt động và một não bộ khỏe mạnh sẽ là nền tảng để trẻ có khả năng phát triển tư duy vượt bậc. Vì vậy, để trẻ phát triển tốt, bố mẹ hãy giúp con rèn luyện não bộ đều đặn mỗi ngày để tư duy của trẻ nhanh nhạy và có trí nhớ tốt hơn.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng có ích từ thực phầm giàu DHA (Cá, trứng, sữa,…), ARA, ba mẹ cũng cần cho não bộ được “tập thể dục” thường xuyên với các bài tập phát triển cân bằng hai bán cầu não. Theo các nhà khoa học, hoạt động của não bộ dựa theo nguyên tắc xén tỉa, tức là não bộ chỉ giữ lại các kết nối luôn được sử dụng, kích hoạt thường xuyên. Do đó, hãy kích hoạt não bộ trẻ đồng đều và theo một thời khóa biểu thật phù hợp và khoa học.

Cách dạy tư duy logic sắc bén cho con trẻ hiệu quả-2

- Phát triển tư duy cho trẻ qua trò chơi và câu đố

Chơi trò chơi là một phương pháp hữu ích không chỉ giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, hình thành phát triển tri giác, nhận biết thế giới xung quanh mà còn giúp bé rèn luyện trí não một cách tốt nhất, khiến trẻ biết hệ thống, luôn tự tin và biết cách xử lý tình huống một cách nhạy bén hơn.  phát triển tư duy khoa học, logic rất cao. Từ đó, kích thích tư duy phát triển một cách vượt trội. 

- Khơi dậy khả năng tư duy cho trẻ qua việc đọc truyện

Nhiều ba mẹ cho rằng, truyện tranh chỉ để “đọc cho vui”. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các truyện thiếu đầu tư về cốt truyện, hình ảnh không hấp dẫn và nội dung sơ sài hoặc không phù hợp. Còn với những truyện có nội dung chỉn chu sẽ có tác động lớn đến não bộ của trẻ, giúp các nơron được kích thích và tạo kết nối.

Cụ thể, theo giáo sư Dale Jacobs – Đại học Windsor (Anh) cho hay, thông qua những câu chuyện với nhiều hình ảnh, phối cảnh không gian, những câu chữ khác nhau sẽ khiến não trẻ xử lý nhiều hơn để hiểu nội dung. Đồng thời, việc dùng các chức năng phân tích, tổng hợp khiến cho kỹ năng xử lý và liên kết thông tin của trẻ càng thêm nhạy bén. Do đó, việc chọn lọc truyện tranh có nội dung tốt và phù hợp là bước đầu tiên để giúp trẻ phát triển tư duy.

- Khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh

Để trẻ phát triển tư duy toàn diện, ba mẹ cần chú trọng đến các việc tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá thế xung quanh như các chuyến dã ngoại, đi thăm sở thú, tham quan viện bảo tàn hay các di tích lịch sử quốc gia. Từ các trải nghiệm này, bản thân trẻ sẽ ghi nhớ nhanh và lâu dàu hơn. Đặc biệt, việc tiếp nhận thông tin qua các hoạt động trực quan sẽ giúp trẻ dễ hiểu, dễ nắm bắt lý thuyết tốt hơn rất nhiều lần.

Cách dạy tư duy logic sắc bén cho con trẻ hiệu quả-3

- Giúp trẻ học cách tự giải quyết vấn đề

Nếu trẻ đang gặp khó khăn trong việc gì đó thì bố mẹ đừng can thiệp giúp đỡ ngay. Thay vào đó, hãy hỏi bé rằng “con có thể giải quyết nó bằng cách nào ?” hay “con đã từng làm cái gì giống vậy trước đây chưa ?”, “lúc đó con đã giải quyết thế nào”…
Như vậy sẽ tập cho con luôn có tư duy tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình, từ đó giúp con ngày càng tự tin với bản thân mình hơn.

- Rèn luyện cho trẻ cách tư duy tổng quát

Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi trẻ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu mặt trời không bao giờ lặn, dòng sông khô cạn nước hay mọi người không tuân thủ luật pháp. Qua thời gian, trẻ sẽ biết cách kết nối kiến thức học được với thế giới bên ngoài.

Một ví dụ cho bạn dễ hình dung, bạn có thể hỏi trẻ rằng điều gì sẽ xảy ra nếu không có đèn xanh đèn đỏ, điều gì sẽ xảy ra nếu không có cảnh sát, điều gì xảy ra nếu không có mặt trời… Qua thời gian, trẻ sẽ biết cách kết nối kiến thức học được với thế giới bên ngoài dần hình thành nên những suy nghĩ rộng.

- Khơi dậy trí tưởng tượng của con

Hãy hỏi con những câu hỏi làm sao: lên được mặt trăng, làm sao cân được con voi, làm sao để vẽ được con gà, cái cây… Những câu hỏi này, tuy đơn giản nhưng sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng tưởng tượng, sáng tạo. Đây là yếu tố quan trọng để quá trình học tập đạt hiệu quả cao.

- Giúp bé phát triển tư duy phản biện, logic

Tư duy phản biện là một quá trình rèn luyện tư duy logic cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ biết cách phân tích, đánh giá, nhìn nhận để làm sáng tỏ một vấn đề. Khi bé có tư duy phản biện sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho tư duy logic của trẻ. Bởi vì khi phản biện, trẻ cần phải xâu chuỗi, phân tích, đánh giá, liệt kê những chi tiết để tìm ra hướng giải quyết. Lâu dần, các bé sẽ tự hình thành cho mình một kỹ năng phản biện, tư duy logic nhanh nhẹn.

Bạn có thể hỏi con những câu hỏi khoa học đơn giản: tại sao mặt trời lại mọc phía đông, lặn phía tây, tai sao con chim biết bay,… hoặc bạn có thể cho các con chơi trò chơi giải mã mê cung, lắp ráp, ghép hình. Khi tìm lời giải cho vấn đề, trẻ sẽ rèn được khả năng suy luận, tư duy phản biện, đặt giả thuyết và biết cách tìm kiếm bằng chứng để làm sáng tỏ thắc mắc.

Cách dạy tư duy logic sắc bén cho con trẻ hiệu quả-4

- Rèn luyện thói quen phân loại

Với những trẻ trong độ tuổi 2 tuổi, bố mẹ hãy giúp trẻ phân loại đồ vật theo công dụng cũng là một cách rèn luyện tư duy cho trẻ rất tốt. Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn trẻ khi chơi xong cần để gọn đồ chơi vào một chỗ, những vật dụng nào có công dụng giống nhau thì sắp xếp một chỗ, đồ ăn thì sẽ được đặt trong bếp, vứt rác đúng nơi quy định. Với những điều đơn giản đó, bạn đã hình thành cho trẻ một thói quen tư duy rất tốt.

- Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch

Hãy yêu cầu bé suy nghĩ phương pháp để hoàn thành một điều gì đó, sau đó là tìm cách kiểm tra để biết mình có đang đi đúng hướng… Đây cũng là một trong những cách tốt nhất để rèn luyện khả năng tư duy cho con ngay từ nhỏ.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.