Cách giúp người Do Thái hiểu và giao tiếp với con khiến các bậc cha mẹ trên toàn thế giới phải học hỏi

Hãy xem những bậc cha mẹ Do Thái đã thấu hiểu và đồng hành cùng con ra sao để có thể tạo ra những đứa trẻ cởi mở, mạnh mẽ và giỏi giang.

Cha mẹ nào cũng tưởng rằng mình hiểu được con cho đến khi xảy ra những việc ngoài ý muốn. Hiểu được con là phải hiểu được những diễn biến tâm lý bên trong con, hiểu được các mối quan hệ, khát vọng, cảm xúc, suy nghĩ, nguyện vọng, mong muốn, sở thích, lo lắng, niềm vui, nỗi buồn…, những gì con cái nói ra, và cả những điều chúng không nói.

Để có thể làm được điều này, không cách nào khác hơn là các bậc cha mẹ phải tạo được mối quan hệ gần gũi với con để chúng có thể dễ dàng chia sẻ những tâm tư, tình cảm của chúng. Dưới đây là bí quyết các bậc cha mẹ Israel sử dụng để hiểu thấu con cái của họ.

1. Khen ngợi trẻ ngay khi có thể
Những bà mẹ Do Thái luôn khen ngợi con, ngay từ khi trẻ được sinh ra và chưa hiểu ngôn ngữ của cha mẹ. Mọi động tác của trẻ như biết nói hoặc biết vẽ đều sẽ nhận được những lời khen ngợi từ cha mẹ.

Đặc biệt, trẻ em Do Thái thường được khen ngợi ở chốn đông người để các em có thể cảm nhận sự hiện diện và vị trí của mình trong xã hội.

Nếu thành tích của trẻ ấn tượng hơn, các em sẽ nhận được sự vỗ tay, chúc mừng từ tất cả thành viên trong gia đình. Người Do Thái tin rằng việc được khuyến khích sẽ nâng cao lòng tự trọng, thúc đẩy tinh thần và sự cởi mở của trẻ.


Cách giúp người Do Thái hiểu và giao tiếp với con khiến các bậc cha mẹ trên toàn thế giới phải học hỏi-1Những bà mẹ Do Thái luôn khen ngợi con, ngay từ khi trẻ được sinh ra và chưa hiểu ngôn ngữ của cha mẹ. Ảnh minh họa

2. Lắng nghe ý kiến của con trên nhiều phương diện
Phụ huynh thu thập tư liệu về trẻ trên nhiều phương diện có thể tránh được cái nhìn chủ quan, phiến diện về con, qua đó giúp họ nhận ra vấn đề bản thân mình thường xem nhẹ, bỏ qua.

Với trẻ, thầy cô giáo là người chúng tin tưởng nhất, còn bạn bè là người thân thiết nhất. Cho nên thu thập tư liệu từ thầy cô giáo, bạn bè của trẻ là lựa chọn đúng đắn nhất của các bậc cha mẹ.

3. Cổ vũ con dám đặt câu hỏi
Nếu như nhiều phụ huynh Việt cảm thấy phiền phức với 1000 câu hỏi vì sao của con trẻ thì cha mẹ Do Thái lại khuyến khích chúng đưa những thắc mắc. Bởi người có trí tuệ là người biết hoài nghi và đặt câu hỏi.

Vì thế cha mẹ Do Thái luôn cổ vũ con dám đặt câu hỏi, dám thắc mắc. Khi biết đặt câu hỏi, bé sẽ hỏi càng nhiều và khi đi tìm lời giải cho thắc mắc của mình chính chúng sẽ học được những điều bổ ích.

Cha mẹ Do Thái tin rằng khi biết hỏi cũng có nghĩa là bé đã suy nghĩ về sự vật. Do đó nếu có thể tự khám phá ra câu trả lời thì bé sẽ cảm thấy hứng thú với việc học và tìm hiểu kiến thức.

Vì vậy cha mẹ không chỉ khuyến khích con đặt câu hỏi mà còn cần kiên nhẫn lắng nghe và giúp con tìm được câu trả lời.

4. Chọn kênh kết nối phù hợp
Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, muốn làm được điều này phụ huynh cần lựa chọn cách trò chuyện phù hợp với trẻ dựa trên đặc điểm tính cách của nó.

Ở đây chúng ta có hai cách. Một là cách nói thẳng: Cha mẹ thẳng thắn cho trẻ biết rõ thái độ của mình về vấn đề cần bàn. Ưu điểm của phương pháp này là đi thẳng vào vấn đề, tuy nhiên nó chỉ thích hợp với những đứa trẻ có tính cách hướng ngoại.

Cách gián tiếp: Cha mẹ dùng một câu chuyện nhỏ hoặc một ví dụ nào đó khơi gợi hứng thú trò chuyện của trẻ sau đó dẫn dắt cuộc nói chuyện vào chủ đề cần trao đổi.

5. Chấp nhận sự bừa bộn của con

Cha mẹ Do Thái không phiền lòng khi trẻ bày bừa, họ hiểu rằng, bọn trẻ không thể giữ mọi thứ ngăn nắp như người lớn.

Đó là lý do thay vì cằn nhằn con cái, cha mẹ Do Thái cho phép chúng được thoải mái và từng bước giải thích với chúng tại sao cần gọn gàng.

6. Tìm cơ hội trò chuyện thích hợp
Luôn có một vài vấn đề, sự việc phát sinh từ chính bản thân trẻ và môi trường xung quanh, việc cha mẹ kịp thời nắm bắt vấn đề, sự việc điển hình và tiến hành trao đổi, trò chuyện với trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn bình thường, bản thân trẻ cũng dễ tiếp thu hơn.

7. Không ra lệnh, chỉ gợi ý
Cha mẹ Do Thái không bao giờ ra lệnh cho con cái bởi điều này rất độc đoán, thiếu sự tôn trọng trẻ. Thay vào đó, họ sẽ đưa ra những gợi ý cho con tự quyết định theo mong muốn của mình.

Cha mẹ Do Thái cũng không bao giờ giám sát con liên tục, xuất hiện mọi lúc mọi nơi mà để con tự do trong khuôn khổ an toàn.

Tuy nhiên, cách giáo dục này có 2 mặt. Vì những quyết định của trẻ đôi lúc không phù hợp, dẫn tới thất bại khiến trẻ cảm thấy chán nản và không còn động lực.

Lúc này, các bậc phụ huynh cởi mở với những sai lầm và giúp trẻ bước tiếp. Chẳng hạn như trẻ quyết định giải bài tập theo phương pháp riêng và bị điểm thấp ở trường, họ không bao giờ dành lời chê bai mà luôn động viên và cùng trẻ tìm lời giải khác.

Cách giúp người Do Thái hiểu và giao tiếp với con khiến các bậc cha mẹ trên toàn thế giới phải học hỏi-2Cha mẹ Do Thái không bao giờ ra lệnh cho con cái bởi điều này rất độc đoán, thiếu sự tôn trọng trẻ. Ảnh minh họa

8. Tạo bầu không khí thân ái, dễ chịu
Rất nhiều bậc phụ huynh bình thường rất ít khi trò chuyện, trao đổi với con, nhưng khi có vấn đề xảy ra, họ lại nghiêm khắc răn dạy trẻ, cứ như vậy khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày một lớn hơn.

Vì vậy, muốn cuộc trò chuyện với trẻ đạt hiệu quả tốt hơn, cha mẹ cần tạo bầu không khí thân mật, gần gũi, pha trò, kể vài chuyện thú vị nhằm rút ngắn khoảng cách tình cảm giữa hai bên.

9. Học cách làm cha mẹ
Người Do Thái phải học cách làm cha mẹ trước khi có con. Trong lịch sử, các nhà hiền triết người Do Thái đã phát triển hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ và gia đình và bất kỳ người Do Thái nào cũng phải học.

Người con gái hoặc con trai sau khi kết hôn được dạy rằng giờ đây không còn sống cho chính mình mà phải gánh vác trách nhiệm làm cha, làm mẹ và sống vì người thân, gia đình.

Việc học cách làm cha mẹ rất quan trọng trong văn hóa người Do Thái. Họ tin rằng nếu cá nhân coi việc làm cha mẹ là gánh nặng, là điều khó khăn thì sẽ không bao giờ thành công trong việc nuôi dạy con.

Theo Gia đình và xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/cach-giup-nguoi-do-thai-hieu-va-giao-tiep-voi-con-khien-cac-bac-cha-me-tren-toan-the-gioi-phai-hoc-hoi-172241011160539788.htm

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.