Cậu bé mới 7 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân có liên quan đến 4 thói quen này của phụ huynh

Ung thư dạ dày thường gặp ở những người lớn tuổi (từ 50-70 tuổi), ít gặp ở người trẻ tuổi và trẻ nhỏ thì lại càng hiếm. Vì vậy, việc cậu bé mới 7 tuổi đã mắc căn bệnh quái ác này khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Cha mẹ luôn mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, chỉ khi thấy con ăn ngon ngủ kỹ, cơ thể phát triển khỏe mạnh thì mới an lòng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do bất đắc dĩ, bố mẹ không thể ở bên cạnh chăm lo cho con được nên đành nhờ ông bà chăm đỡ. Người già có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, nhưng đôi khi những kinh nghiệm đó lại thiếu khoa học và gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Cậu bé mới 7 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân có liên quan đến 4 thói quen này của phụ huynh-1

Bobo (tên ở nhà của cậu bé Trung Quốc) năm nay 7 tuổi, do bố mẹ đi làm ăn ở nơi khác nên cậu bé được ông bà nội chăm sóc. Thấy cháu còn nhỏ mà đã phải sống xa cha mẹ nên ông bà rất thương. Cậu bé muốn ăn gì ông bà cũng chiều, chỉ cần thấy cháu ăn uống ngon miệng, tăng cân tốt là họ vui rồi. Nhưng gần đây, Bobo đột nhiên bị nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy. Hai cụ già vội vàng đưa cháu nội đi khám, nhưng không ngờ sau một hồi khám xét kiểm tra thì bác sĩ đưa ra chuẩn đoán đứa trẻ bị ung thư dạ dày.

Vì sao trẻ 7 tuổi bị ung thư dạ dày?

Sau khi nói chuyện với ông bà nội Bobo, các bác sĩ đã phân tích và chỉ ra một số vấn đề. Chủ yếu là ở thói quen ăn uống không tốt của họ đã dẫn tới căn bệnh quái ác của cậu bé.

Thói quen xấu 1: Ăn đồ chiên rán trong thời gian dài

Bobo thường thích ăn đồ chiên rán nên để tiết kiệm, bà nội đã làm các món chiên ở nhà cho cháu ăn. Dầu ăn khi chiên xong sẽ được bà giữ lại để dùng lần sau cho đỡ lãng phí. Nhưng dạ dày của trẻ vốn rất mỏng manh, ăn đồ chiên rán trong thời gian dài sẽ khiến chức năng tiêu hóa của trẻ bị suy giảm và dễ mắc bệnh hơn (điển hình là béo phì). Ngoài ra, việc dầu dùng lại dầu ăn đã được chiên lại nhiều lần cũng rất nguy hiểm. Vì sau khi đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, dầu ăn dễ sinh ra các chất độc hại như benzopyrene, lâu ngày sẽ dễ gây ung thư dạ dày.

Cậu bé mới 7 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân có liên quan đến 4 thói quen này của phụ huynh-2

Thói quen xấu 2: Tiêu thụ sai dầu ăn có thể là nguyên nhân chính gây ung thư

Chiên đồ ăn thì cần một lượng lớn dầu ăn thì món ăn mới ngon nhưng sau mỗi lần chiên mà lại đổ bỏ dầu này đi thì rất lãng phí. Hơn nữa, Bobo lại thích những món chiên rán nên bà nội đã giữ dầu đã qua sử dụng để dùng cho các món chiên lần sau. Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học, sau nhiều lần đun dầu ăn, các chất béo trung tính trong đó sẽ liên tục bị phân hủy và giải phóng theo số lần đun nóng thành các axit béo. Khi thoát ra ngoài sẽ tiếp tục bị oxy hóa và giải phóng acrolein, đây cũng là một hợp chất gây ung thư có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho cơ thể người.

Cậu bé mới 7 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân có liên quan đến 4 thói quen này của phụ huynh-3

Thói quen xấu 3: Xào sau khi dầu bắt đầu bốc khói có thể tạo ra chất gây ung thư

Khi bà Bobo chế biến các món ăn, bà thích nấu sau khi dầu được nóng già và bốc khói lên, điều này đồng nghĩa với việc nhiệt độ của dầu thường rất cao. Lúc này, các axit béo lành mạnh ban đầu trong dầu ăn sẽ liên tục bị phân hủy để tạo ra axit béo chuyển hóa, đồng thời có thể tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene và các amin dị vòng. Nếu thường xuyên ăn các món chế biến từ các loại dầu như vậy cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày cho cơ thể con người, và trẻ em cũng không ngoại lệ.

Cậu bé mới 7 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân có liên quan đến 4 thói quen này của phụ huynh-4

Thói quen xấu 4: Thêm nhiều muối vào món ăn

Người già thường bị nhạt miệng, vì thế khi nấu ăn, bà Bobo thường nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị của mình nhưng như vậy, món ăn lại trở nên quá mặn đối với cậu bé. Việc ăn nhiều muối có thể gây ra nhiều tác hại xấu đối với sức khỏe vì: Muối có khả năng chuyển hóa thành nitrit trong quá trình đun nóng, chất này sẽ tạo ra nitrosamine trong cơ thể người và làm tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, nếu ăn nhiều muối, hệ tim mạch trong cơ thể con người cũng bị tổn hại. Đây cũng là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe.

Cậu bé mới 7 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân có liên quan đến 4 thói quen này của phụ huynh-5

Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bà nội chỉ biết ôm mặt khóc và tự trách bản thân mình, chỉ vì những thói quen đơn giản khi nấu ăn lại khiến đứa cháu nội phải gánh chịu hậu quả nặng nề như vậy.

Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu ca mắc ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày thường gặp ở những người lớn tuổi (từ 50-70 tuổi), ít gặp ở người trẻ tuổi và trẻ nhỏ thì lại càng hiếm khi mắc phải nên nhiều người cho rằng đây là căn bệnh của người lớn. Vì thế, trường hợp của Bobo thực sự là một lời nhắc nhở đáng báo động tới mọi người bởi những thói quen này, không chỉ bà bé Bobo mắc phải mà rất nhiều phụ huynh khác cũng thường làm. 

Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ hãy xây dựng cho con một chế độ ăn uống lành mạnh:

- Hạn chế ăn uống các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng như đồ ăn sẵn

- Chế độ ăn giàu chất xơ và đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Có phương pháp chế biến thực phẩm khoa học, an toàn để bảo vệ sức khỏe trẻ cũng như cả gia đình: Không dùng dầu ăn chiên lại nhiều lần, ăn ít muối,...

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ đi khám tổng quát hàng năm để nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


ung thư dạ dày

Nuôi con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.