- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu chuyện đẫm nước mắt của người mẹ mất con vì ung thư xương
Có lúc con nói với tôi "mẹ cho con chết nhé mẹ", tôi đau lắm. Nhưng đọc nhật ký những bệnh nhân trong danh sách đỏ mới hiểu cái chết với bệnh nhân ung thư là nguyện ước hạnh phúc của họ.
- Trẻ con cung Xử Nữ có điểm gì không tốt mà nhiều người xa lánh? 24 cha mẹ vào “mách tội” 12 cung hoàng đạo
- Đây là loại thực phẩm được coi là “sát thủ chiều cao”của trẻ, cha mẹ nên biết để tránh cho con ăn nhiều
- Đang điều trị ung thư thì phát hiện có thai, bà mẹ trẻ quyết giữ em bé vì: "Con xứng đáng được đến thế giới này"
Trong một bộ phim điện ảnh, khi nói về nỗi đau mất con, một người cha đã thốt ra những lời bằng ánh mắt như câm lặng: “Nếu một đứa trẻ mất đi cha (mẹ), thì người ta gọi nó là đứa trẻ mồ côi, đàn ông mất vợ thì gọi là goá, phụ nữ mất chồng thì gọi là quả phụ, nhưng không có tên gọi nào dành cho những người cha, người mẹ bị mất con? Ðó là vì không có một từ ngữ nào đủ để miêu tả về nỗi đau đó cả. Không một từ nào...”
Câu chuyện của người mẹ có tên facebook “Bất Hối” đã diễn tả chân thực nỗi đau của một người mẹ mất con. Chị may mắn sinh ra một thiên thần ngoan ngoãn, hiểu chuyện nhưng mới học lớp 5, con đã ra đi vì căn bệnh ung thư xương quái ác. Từ lúc nhận tin con bị bệnh đến lúc con không còn nữa chỉ vẻn vẹn trong 5 tháng. Trong những ngày cuối cùng của mình, việc chữa trị bệnh khiến thiên thần nhỏ trải qua những cơn đau đến người lớn cũng khó lòng chịu được, thế nhưng con vẫn ngoan ngoãn, điềm tĩnh, cố gắng chịu đựng tất cả để mẹ không buồn.
Tâm sự của chị làm lay động mọi trái tim con người, dù họ đã có con hay chưa và nhận được sự đồng cảm sâu sắc của những người cha, người mẹ khác cũng từng mất đi thiên thần nhỏ của mình.
“Con mình đã mất được nửa năm nay, con mới được 3 tuổi thôi, cái tuổi còn quá non nớt, nỗi đau dày vò từng đêm, không có từ ngữ gì có thể diễn tả được những đau đớn về tinh thần, chắc chỉ khi mình nhắm mắt xuôi tay mới thôi nghĩ về nỗi đau này”, một người mẹ khác tâm sự.
Thật vậy, nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ, con cái mất đi là nỗi đau chưa lúc nào thôi âm ỉ trong tâm can những người sinh thành. Trong tình huống này, chỉ mong các bậc làm cha mẹ có thể dịu bớt nỗi đau và bước tiếp.
Toàn văn chia sẻ của chị Bất Hối:
“Tôi năm nay 40 tuổi. Con gái tôi khi đó mới học lớp 5. Đã hơn 1 năm con làm thiên thần nhỏ. Tôi nhớ con quá.
Vợ chồng tôi lấy nhau và vào Sài Gòn lập nghiệp 12 năm, đang phấn đấu cố gắng mua căn chung cư trả góp với mức trả trước 30% cho hai con để không phải sống trong căn phòng trọ 15m2 nữa. Hè năm đó con được học sinh giỏi, con nói muốn đi du lịch. Vợ chồng tôi thuê một chiếc xe cả nhà cùng đi.
Đúng sau chuyến du lịch đó con kêu đau chân. Tôi đưa con đi khám và được một nắm thuốc khớp mang về. Nhưng bệnh của con rất lạ. Cứ thế nặng lên và tôi lại mang con đi khám Bệnh viện tuyến trên. Và lần này bác sĩ nói bệnh của con rất xấu. Tôi không hiểu rất xấu là gì, bác sĩ nói con tôi bị ung thư xương. Chân con không phải bị sưng mà các khối u đã mọc và bắt đầu phát triển mạnh rồi. Tôi không tin. Tôi đưa con đi nhiều Bệnh viện nữa ở Sài Gòn, kết quả vẫn vậy. Ngày cả lớp con nhập học cũng là lúc con nhập viện điều trị. Con còn gọi cho cô giáo nói "con đi viện mấy ngày con khỏi con lại về học nhé cô", tôi nghe mà đứt cả ruột gan. Vào Bệnh viện, con vẫn ăn uống được. Thỉnh thoảng con lau nước mắt cho tôi, con hỏi “con sẽ chêt giống ông hả mẹ?” (Ông nội cháu mất vì ung thư) làm tôi cứng cả họng, không biết nói sao.
Ngày hè nóng nực ở bệnh viện, trong khoa điều trị có nhiều em bé bé hơn con rất nhiều, người đã cắt bỏ chân, tay, và ai cũng trọc đầu, yếu ớt, tiếng khóc lóc rên rỉ đau đớn nghe đến não lòng. Con gái tôi thấy vậy nói "mẹ ơi con sẽ uống thuốc nhưng không cạo đầu đâu, sẽ xấu lắm mẹ". Mỗi ngày con đều viết một trang giấy, con kể về thuốc, về các bạn, người giường này giường kia. Con nói con muốn làm chỗ dựa cho tôi, con không khóc được vì sợ mẹ khóc. Mỗi khi con ngủ, tôi cứ đọc nhật ký của con.
Ảnh minh họa: Trong ảnh là cô bé người Trung Quốc Trương Tử Hàm. Năm 2017, khi mới 7 tuổi bé bị phát hiện ung thư buồng trứng, di căn sang phổi và thận.
Ung thư giai đoạn này di căn rất nhanh. Các khối u mọc chằng chịt và đặc biệt khối u ở chân con ngày càng chướng lên, căng phồng như sắp phát nổ. Con khó khăn lắm mới chìm vào giấc ngủ. Nhiều đêm tôi thức tới sáng đọc tất cả các trang mạng nói về ung thư để hi vọng ai đó cho tôi một con đường sống cho bệnh của con. Tây y không được, tôi nghĩ tới Đông y. Tôi vay mượn 100 triệu chỉ để mua một miếng cao dán, một ít lá thuốc chữa bệnh cho con. Nhưng bệnh con càng nặng, tôi hiểu tất cả chỉ là bong bóng với bệnh của con. Vì chính tay tôi năm đó đã tiêm cho bố một mũi để bố được đi thanh thản, rồi con tôi sẽ như bố tôi, tan biến vỡ vụn.
Ngày ngày con vẫn vui khi có bạn bè tới thăm. Cô con gái bé bỏng của tôi lúc ấy chân đã phù to, vẫn quyết không để tôi bế con đi hay vệ sinh trên bô trong phòng, con bảo như vậy con vô dụng quá. Lúc ấy tôi nghe bác sĩ nói chỉ còn 5 - 6 tháng thôi, tôi gửi thằng út về ngoại, hai vợ chồng túc trực bên con. Rồi con sống phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc. 1 tuần hoá trị 2 ống thuốc được truyền liên tục qua tay khiến con lở miệng, sụt cân, rụng tóc. Những bình thuốc hoá chất đáng sợ tới mức nếu lỡ rơi rớt ra ngoài có thể gây bỏng cháy da giờ được truyền vào người con tôi. Nhiều bé chán ăn, mất vị giác, nôn thốc khi thức ăn vào miệng, con tôi khi ấy luôn cố ăn hết thức ăn mẹ nấu, con bảo ngon mẹ ạ. Rồi con viết "những thứ thức ăn chán ngắt nhưng không ăn mẹ sẽ buồn". Bác sĩ nói với tôi về ung thư giai đoạn này: "Đây là giai đoạn bệnh nhân chỉ sống vì người khác thôi”.
Dần khối u ở chân con to phồng. Bác sĩ nói phải cắt bỏ chân cho con đi. Các khôi u khác cứ thế mọc khắp khuỷu tay, lồng ngực, xương sườn con. Lúc đó tôi chần chừ định bán nhà ở quê đưa con đi Sing chữa cứu chân con. Nhưng bác sĩ nói không kịp nữa. Tôi đành phải cho con cắt bỏ chân. Con vẫn cười. Mỗi lần đau quá chỉ khẽ khóc nhìn tôi. Cắt chân xong con xin tôi về nhà. Con nói "con muốn làm thiên thần mẹ ạ. Con sợ đau" rồi tôi cho con về nhà. Hai mẹ con ôm nhau khóc. Những lúc đau quá con nói "mẹ ơi con ngủ đây" rồi lịm đi. Được 2 ngày con tôi phải vào viện lại, bác sĩ nói tình trạng rất xấu, nên chuẩn bị tinh thần. Cho con về ăn Tết đi.
Vậy là tôi cho con về. Con không vào thuốc nữa, con thèm ăn gì tôi mua đó. Tôi đón con trai nhỏ vào. Cả nhà quây quần từng phút bên nhau. Rồi con phải quay lại viện, thở máy. Bác sĩ dặn tôi nếu có gì phải để con đi thanh thản. Con yếu dần đi. Con nói: "Con sắp về với ông rồi mẹ, mẹ đừng buồn nhé" rồi thiếp đi. U xâm lấn vào xương, tôi chuẩn bị thuốc cho con, con đau đớn vật lộn, ngủ ngồi cả ngày lẫn đêm, những ngày cuối, con từ chối dùng thuốc. Có lúc con nói với tôi "mẹ cho con chết nhé mẹ", tôi đau lắm. Nhưng đọc nhật ký những bệnh nhân trong danh sách đỏ mới hiểu cái chết với bệnh nhân ung thư là nguyện ước hạnh phúc của họ.
Ngày hôm đó tôi đã chuẩn bi để cho con đi. Y như cho bố tôi đi. Nhưng con sáng cuối cùng như hiểu chuyện. Ăn hết bát cơm. Lướt mạng rồi nằm ngủ. Ôm cánh tay tôi. Con nói "mẹ, con ngủ nhé" rồi con lịm đi và không bao giờ tỉnh nữa. Con đã cố để ra đi không đau đớn.
Bé con của tôi khi đó mới lớp 5, còn bao nhiêu ước mơ dang dở, nhật ký con viết có dòng cuối cùng "Mẹ ơi! Con ngủ đây. Con yêu mẹ". Tôi 1 năm rồi cứ đọc và dằn vặt lắm. Từ khi phát hiện bệnh tới khi con mất chỉ vèn vẹn 5 tháng. Mãi tới giờ tôi vẫn thấy con bên tôi. Góc giường đó, khoảng không gian đó. Tôi phải làm sao để thôi nhớ con?”.
Theo V.A - Vietnamnet
-
Làm mẹ30 phút trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ13 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ18 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ21 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.